Nền tảng vững chắc để Việt Nam tham gia 'cuộc chơi' quốc tế
ĐBQH Nguyễn Công Hoàng (Thái Nguyên) đánh giá, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tương đối cụ thể, sát với yêu cầu thực tế và có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA; tạo nền tảng cơ sở vững chắc để Việt Nam tham gia 'cuộc chơi' với quốc tế, để chúng ta không bị thua thiệt có thể bước vào sân chơi này.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng cũng bày tỏ băn khoăn với một số quy định trong dự thảo Luật. Trong đó, vấn đề thứ nhất còn ý kiến khác nhau được Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, kết quả khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, đại biểu lựa chọn phương án 1giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninhvẫn do các cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký. Phương án thỏa mãn được mục tiêu đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của nước ta, đồng thời “cởi trói” cho chủ nhiệm các đề tài, nhiệm vụ khoa học, đưa các kết quả khoa học và thực tiễn.
Ảnh: Quang Khánh
Về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đại biểu Hoàng chọn phương án 2: giữ nguyên quy định hiện hành. Ông cho rằng, quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm vừa giúp giải quyết được ngay các hành vi vi phạm vừa giúp giải quyết nhanh các hành vi vi phạm, đồng thời tạo tiền đề cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ đó, việc quy định xử phạt vi phạm hành chính không làm triệt tiêu quyền khởi kiện dân sự của chủ thể quyền.
Nêu quan điểm về một số vấn đề cụ thể, đại biểu Hoàng cũng chỉ rõ một số quy định trong dự thảo Luật chưa tương thích với luật pháp quốc tế, soạn thảo, đề nghị xem xét, làm rõ quy định về tên miền tại khoản 61 Điều 1. Bên cạnh đó, dự thảo Luật có vẻ như chưa thực sự tuân thủ theo điều 1828/CTTPP yêu cầu một số chính sách giải quyết tranh chấp tên miền giữa UDRP gồm 3 điều kiện.
Đại biểu cũng chỉ ra nhóm quy định trong dự thảo Luật có thể gây trở ngại cho quá trình áp dụng thực tiễn; đề nghị xem xét lại quy định sửa đổi khoản 1, Điều 151; khoản 69, Điều 1 của dự thảo Luật và quy định bổ sung khoản 2a của Điều 155, khoản 72 của Điều 1 dự thảo Luật về các điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ, đại diện sở hữu công nghiệp đối với lý do quy định cho phép người đã có chứng chỉ hành nghề luật sư không cần phải thi tuyển có thể được hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là chưa hợp lý. Quy định như vậy sẽ làm giảm tính chất của đại diện sở hữu công nghiệp, bởi lĩnh vực này là lĩnh vực khó, kể cả các luật sư đã có chứng chỉ hành nghề nhưng không kiểm tra năng lực thì cũng khó có thể đảm bảo được, đáp ứng được.
Nhóm quy định về bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đại biểu Hoàng đề nghị xem xét lại quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khoản 8, Điều 1, bổ sung Điều 198b do chưa phù hợp với luật pháp và thương mại điện tử. Bởi lẽ quy định của Điều 198b không buộc doanh nghiệp trung gian có nghĩa vụ rà soát, tiếp nhận khiếu nại vi phạm trên platform của họ khi chủ thể quyền thực hiện thủ tục thông báo cắt bỏ một số nội dung vi phạm. Quy định như vậy vẫn chưa thống nhất về quy định của Điều 36 Nghị định số 52 năm 2013 về thương mại điện tử.