Nepal là quốc gia tiếp theo cấm sử dụng Tiktok
Chính phủ Nepal quyết định cấm ứng dụng TikTok từ ngày 14/11.
Việc cấm TikTok đã được đưa ra tại cuộc họp nội các vào ngày 13/11. Cụ thể, theo thông tin từ Bộ trưởng Ngoại giao Narayan Prakash Saud, ứng dụng TikTok sẽ bị cấm vô thời hạn với lý do phá vỡ sự hòa hợp xã hội, thiện chí và dòng chảy các tài liệu không đứng đắn.
Cách đó vài ngày, Chính phủ Nepal đã yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội hoạt động tại nước này phải thành lập văn phòng đại diện.
Theo ghi nhận, hơn 1.600 vụ tội phạm mạng liên quan đến TikTok đã xảy ra trong 4 năm qua tại Nepal. Phần lớn đều do các nội dung của ứng dụng này. Chính vì thế, Chính phủ đã ra lệnh cấm TikTok.
Đã có nhiều quốc gia trên thế giới cấm hoặc hạn chế TikTok do vi phạm các quy định về dữ liệu cũng như do tác động tiềm tàng đối với giới trẻ.
Cụ thể, tại Ấn Độ, vào năm 2020 đã ban hành lệnh cấm đối với TikTok và hàng loạt ứng dụng khác của Trung Quốc, bao gồm ứng dụng nhắn tin nổi tiếng WeChat, vì những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật đối với các ứng dụng Trung Quốc.
Lệnh cấm được đưa ra không lâu sau cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới của 2 nước. Đến tháng 1/2021, chính phủ Ấn Độ tuyên bố lệnh cấm đối với TikTok và các ứng dụng Trung Quốc khác có hiệu lực vĩnh viễn.
Còn tại Anh, ngày 16/3 vừa qua, Chính phủ Anh đã đưa ra lệnh cấm ngay lập tức ứng dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp, với lý do “tiềm ẩn nhiều rủi ro xung quanh các dữ liệu nhạy cảm của chính phủ bị thu thập và sử dụng bởi các ứng dụng di động”.
Các nhà phê bình đánh giá chính phủ Anh đã cấm TikTok quá muộn…