Nét độc đáo của đài thiên văn cổ xưa nổi tiếng nhất thế giới

Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo tọa lạc ở thành phố Jaipur, tiểu bang Rajasthan của Ấn Độ. Đây là một khu phức hợp gồm 19 công trình kiến trúc lạ mắt, mỗi công trình có một chức năng riêng biệt. Gây ấn tượng nhất trong số đó là Samrat Yantra, một hình tam giác khổng lồ cao 20m.

Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo tọa lạc ở thành phố Jaipur, tiểu bang Rajasthan của Ấn Độ.

Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo tọa lạc ở thành phố Jaipur, tiểu bang Rajasthan của Ấn Độ.

Đây là một khu phức hợp gồm 19 công trình kiến trúc lạ mắt, mỗi công trình có một chức năng riêng biệt.

Đây là một khu phức hợp gồm 19 công trình kiến trúc lạ mắt, mỗi công trình có một chức năng riêng biệt.

Tổ hợp các công trình này đã được vua Maharaja Jai Singh II cho xây từ năm 1727-1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những thiên thể.

Tổ hợp các công trình này đã được vua Maharaja Jai Singh II cho xây từ năm 1727-1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những thiên thể.

Đây là một trong bốn Jantar Mantar được xây theo hình mẫu đài thiên văn đầu tiên tại thủ phủ Delhi, nằm ở các địa điểm khác nhau của Ấn Độ. Trong đó Jantar Mantar ở Jaipur có quy mô lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất.

Đây là một trong bốn Jantar Mantar được xây theo hình mẫu đài thiên văn đầu tiên tại thủ phủ Delhi, nằm ở các địa điểm khác nhau của Ấn Độ. Trong đó Jantar Mantar ở Jaipur có quy mô lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất.

Gây ấn tượng nhất trong số đó là Samrat Yantra, một hình tam giác khổng lồ cao 20m, hoạt động như một đồng hồ mặt trời.

Gây ấn tượng nhất trong số đó là Samrat Yantra, một hình tam giác khổng lồ cao 20m, hoạt động như một đồng hồ mặt trời.

Rama Yantra gồm hai cấu trúc hình trụ lớn có đỉnh mở với một trụ thẳng đứng ở trung tâm, dùng để đo độ cao của các ngôi sao dựa trên vĩ độ và kinh độ của Trái đất.

Rama Yantra gồm hai cấu trúc hình trụ lớn có đỉnh mở với một trụ thẳng đứng ở trung tâm, dùng để đo độ cao của các ngôi sao dựa trên vĩ độ và kinh độ của Trái đất.

Jai Prakash Yantra gồm hai đồng hồ mặt trời hình bán cầu với các phiến đá cẩm thạch được đánh dấu giúp lập bản đồ hình ảnh đảo ngược của bầu trời và cho phép người quan sát di chuyển bên trong để đo độ cao, góc phương vị, góc giờ và độ nghiêng của Mặt Trời.

Jai Prakash Yantra gồm hai đồng hồ mặt trời hình bán cầu với các phiến đá cẩm thạch được đánh dấu giúp lập bản đồ hình ảnh đảo ngược của bầu trời và cho phép người quan sát di chuyển bên trong để đo độ cao, góc phương vị, góc giờ và độ nghiêng của Mặt Trời.

Chakra Yantra gồm bốn vòng cung hình bán nguyệt, tạo ra bóng đổ để xác định độ lệch của Mặt Trời vào bốn thời điểm xác định trong ngày, cho biết thời điểm đang là buổi trưa tại bốn đài thiên văn trên khắp thế giới.

Chakra Yantra gồm bốn vòng cung hình bán nguyệt, tạo ra bóng đổ để xác định độ lệch của Mặt Trời vào bốn thời điểm xác định trong ngày, cho biết thời điểm đang là buổi trưa tại bốn đài thiên văn trên khắp thế giới.

Nadi Valaya Yantra gồm hai đồng hồ Mặt trời trên hai mặt khác nhau, một mặt tượng trưng cho bán cầu Bắc, giúp đo thời gian với độ chính xác dưới một phút.

Nadi Valaya Yantra gồm hai đồng hồ Mặt trời trên hai mặt khác nhau, một mặt tượng trưng cho bán cầu Bắc, giúp đo thời gian với độ chính xác dưới một phút.

Rashi Valaya Yantra gồm 12 cấu trúc dùng để đo tọa độ của 12 chòm sao khác nhau, tương ứng 12 cung hoàng đạo.

Rashi Valaya Yantra gồm 12 cấu trúc dùng để đo tọa độ của 12 chòm sao khác nhau, tương ứng 12 cung hoàng đạo.

Các công trình khác dùng để đo đạc nhiều thông số của các thiên thể, đo thời gian ở các cấp độ khác nhau và tính lịch Hindu...

Các công trình khác dùng để đo đạc nhiều thông số của các thiên thể, đo thời gian ở các cấp độ khác nhau và tính lịch Hindu...

Đài thiên văn Jantar Mantar là một minh chứng sinh động về thành tựu kiến trúc và thiên văn học của người Ấn Độ cổ. Vào năm 2010, công trình đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.

Đài thiên văn Jantar Mantar là một minh chứng sinh động về thành tựu kiến trúc và thiên văn học của người Ấn Độ cổ. Vào năm 2010, công trình đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.

Tuấn Lưu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/net-doc-dao-cua-dai-thien-van-co-xua-noi-tieng-nhat-the-gioi-post583435.antd