Net Zero: Chìa khóa mở ra tương lai du lịch bền vững

Chiều ngày 20/8, tại khu du lịch Làng Nhỏ (Khánh Hòa), Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Net Zero Việt Nam (NetZero.VN) và Khu du lịch Làng Nhỏ (Natural Life) phối hợp tổ chức tọa đàm Du lịch Net Zero, từ quy hoạch đến thực tiễn.

Tham dự sự kiện có bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng biên tập Tạp chí Du lịch TP.HCM; cùng đại diện đến từ Net Zero Việt Nam, các chuyên gia đầu ngành du lịch, các đơn vị lữ hành hàng đầu miền Nam, các chuyên gia truyền thông, nhà báo và KOLs du lịch. Tất cả đã cùng nhau đóng góp ý kiến để xây dựng bộ tiêu chí thực hành du lịch Net Zero chung cho Việt Nam.

Cần sự hợp tác của nhiều ngành

Sở dĩ tọa đàm được diễn ra bởi thực tiễn môi trường đang bị ảnh hưởng bởi nhiều ngành nghề, trong đó có việc khai thác du lịch.

Theo tạp chí khoa học Nature Climate Change, lượng khí thải carbon trong du lịch dự báo có thể đạt 6,5 tỷ tấn vào năm 2025, chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Không gian tọa đàm Du lịch Net Zero, từ quy hoạch đến thực tiễn

Không gian tọa đàm Du lịch Net Zero, từ quy hoạch đến thực tiễn

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng biên tập Tạp chí Du lịch TP.HCM, đã khẳng định rằng việc xây dựng một môi trường du lịch bền vững là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong ngành. Bà chia sẻ: "Để đạt được mục tiêu Du lịch Net Zero, chúng ta cần có những hành động cụ thể, từ việc giảm thiểu rác thải nhựa, tiết kiệm năng lượng đến lựa chọn các sản phẩm du lịch xanh. Mỗi hành động nhỏ đều góp phần tạo nên một sự thay đổi lớn cho ngành du lịch Việt Nam".

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng biên tập Tạp chí Du lịch TP.HCM, phát biểu tại tọa đàm

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng biên tập Tạp chí Du lịch TP.HCM, phát biểu tại tọa đàm

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa nói: “Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng đang cần một số giải để hướng đến một sản phẩm du lịch theo xu hướng của thế giới, đó là xây dựng được môi trường xanh bền vững”.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho rằng du lịch cần xây dựng môi trường xanh bền vững

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho rằng du lịch cần xây dựng môi trường xanh bền vững

Ông Hồ Trung Dũng, CEO của Net Zero Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng du lịch bền vững. Theo ông: "Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa. Bên cạnh đó, việc xây dựng một mạng lưới các chuyên gia tư vấn sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận những công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất".

KTS Nguyễn Hoàng Phương

KTS Nguyễn Hoàng Phương

Theo kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương, chuyên gia thuộc Công ty CP Net Zero Việt Nam, Net Zero là trạng thái mà lượng phát thải khí nhà kính vào khí quyển được cân bằng với lượng loại bỏ khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Tạ Thị Tú Uyên, Giám đốc phát triển sản phẩm Vietravel, đã nhấn mạnh những lợi ích to lớn mà du lịch Net Zero mang lại.

Bà Tạ Thị Tú Uyên - Giám đốc phát triển sản phẩm Vietravel

Bà Tạ Thị Tú Uyên - Giám đốc phát triển sản phẩm Vietravel

Bà cho biết: “Việc thực hiện du lịch Net Zero không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải, bảo vệ đa dạng sinh học mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Khi môi trường được bảo vệ, các điểm đến du lịch sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thu hút nhiều du khách hơn, từ đó tạo ra cơ hội phát triển cho các địa phương và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế".

Tiến sĩ Nguyễn Văn Xuân - chuyên gia du lịch sinh thái

Tiến sĩ Nguyễn Văn Xuân - chuyên gia du lịch sinh thái

Tiến sĩ Nguyễn Văn Xuân - chuyên gia du lịch sinh thái (Trường đại học Quy Nhơn) - cho rằng các bạn trẻ hiện nay thích đến những điểm mới lạ và đi theo kiểu ngẫu hứng, thích khám phá, tìm tòi, học hỏi và trải nghiệm, thử thách bản thân và muốn đi du lịch tự túc, từ đó tham gia các hoạt động cộng đồng và bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường. Theo Ts Xuân, việc xã hội phát triển cùng đô thị hóa quá nhanh làm cho môi trường sống ngày càng thay đổi, áp lực công việc tăng cao, điều đó khiến các bạn trẻ càng muốn trở về với thiên nhiên để được cân bằng cuộc sống.

Cố gắng xây dựng từng ngày

Ngành du lịch đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu. Để thích ứng và phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng các tiêu chuẩn Net Zero.

Bà Tạ Thị Tú Uyên, Giám đốc phát triển sản phẩm công ty Vietravel, chia sẻ: “Việc xây dựng các sản phẩm du lịch xanh không chỉ là xu hướng mà còn là trách nhiệm của ngành du lịch. Du khách cần được khuyến khích thay đổi hành vi, như hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần, tiết kiệm nước và năng lượng. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch cũng cần đầu tư vào các công nghệ xanh và hợp tác với cộng đồng địa phương để phát triển du lịch bền vững".

“8 tiêu chí làm nên bộ sản phẩm du lịch xanh: Bảo vệ môi trường: hạn chế rác thải nhựa đảm bảo không gian xanh. Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Có các giải pháp đảm bảo an toàn và thân thiện đối với môi trường - tài nguyên du lịch. Hạn chế tối đa sự tác động đến tài nguyên du lịch và tuyên truyền ý thức bảo tồn”, bà Uyên nhấn mạnh.

Hiện nay, không ít người đã và đang hướng đến du lịch Net Zero. Ở góc độ quy hoạch, ông Nguyễn Mạnh Bình San, chủ khu du lịch Làng Nhỏ (tại Khánh Hòa) - đơn vị điển hình đang từng bước triển khai thực hành Du lịch Net Zero nhấn mạnh: “Một trong ba nguyên tắc triển khai hình thái du lịch bền vững là phải cùng lúc thực hành 3 hành động: tiết kiệm không gian thiên nhiên môi trường; bối cảnh văn hóa, công trình văn hóa đặc sắc sẵn có và cuối cùng là trách nhiệm hoàn trả những tài nguyên đã khai thác”.

Ông Nguyễn Mạnh Bình San, chủ khu du lịch Làng Nhỏ, cho rằng khi con người lấy đi những khoảng trống trong tự nhiên, thì phải bù lại khoảng khác với mật độ dày hơn

Ông Nguyễn Mạnh Bình San, chủ khu du lịch Làng Nhỏ, cho rằng khi con người lấy đi những khoảng trống trong tự nhiên, thì phải bù lại khoảng khác với mật độ dày hơn

Làng Nhỏ là một khu du lịch dã ngoại thiên nhiên tiên phong trong mô hình Glamping và Pop-Up Resort đầu tiên tại Việt Nam, nằm ở thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh tỉnh Khánh.

Ông Hồ Trung Dũng, CEO của Net Zero Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng Biên tập Tạp chí Du lịch TP.HCM ký kết thỏa thuận hợp tác

Ông Hồ Trung Dũng, CEO của Net Zero Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng Biên tập Tạp chí Du lịch TP.HCM ký kết thỏa thuận hợp tác

Làng Nhỏ có diện tích 165ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất rừng có nhiệm vụ tạo vành đai bảo vệ vùng lõi 80ha - khu vực xác định có thể truyền tải thông điệp du lịch bền vững. Mặc dù chỉ mới đưa vào vận hành 1/10 của phân khu đầu tiên trong tổng số 7 phân khu, nhưng Làng Nhỏ được coi là mô hình thực hành du lịch Net Zero điển hình, thể hiện rõ nét trong quy hoạch và xây dựng.

Du lịch Làng Nhỏ nép mình bên rừng, suối

Du lịch Làng Nhỏ nép mình bên rừng, suối

Du khách được hòa mình với thiên nhiên ở Làng Nhỏ

Du khách được hòa mình với thiên nhiên ở Làng Nhỏ

“Để bảo tồn thiên nhiên tại khu rừng, suối có rất nhiều công đoạn. Nhưng cốt lõi là đừng tác động đến rừng. Truyền thông điệp bảo vệ môi trường đến người dân. Tạo công ăn việc làm cho bà con xung quanh, từ đó mọi người thấy giá trị của thiên nhiên đã ban tặng”, ông San chia sẻ.

Theo ông San, du lịch Net Zero là điều mà khu du lịch Làng Nhỏ đang muốn hướng đến. “Mô hình du lịch bền vững, cần dựa vào 2 yếu tố: thiên nhiên và văn hóa. Đặc biệt khi mô hình đi vào hoạt động cần có người phát huy và bảo tồn…”, ông San nói thêm.

Hà Sang

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/net-zero-chia-khoa-mo-ra-tuong-lai-du-lich-ben-vung-c2a80482.html