Nếu Su-27 Ukraine 'không chiến' với Su-27SM3 và Su-30 Nga: Kết cục thảm hại không ngờ
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng tiêm kích Su-27 Ukraine có thể trở thành mối đe dọa thực sự đối với Su-27 nâng cấp và Su-30, thậm chí Su-35 mới nhất của Nga cũng phải dè chừng.
Cả Nga và Ukraine được thừa hưởng số lượng lớn các máy bay từ Liên Xô. Tuy nhiên đã có 2 bức tranh đối lập, cực kỳ khác biệt, trong khi Nga ngay lập tức bắt tay vào quá trình nâng cấp, thì Ukraine lại coi vấn đề này một cách thiếu nghiêm túc. Sự cẩu thả đã tác động tiêu cực lên lực lượng không quân và phòng không của Ukraine.
Hiện nay Không quân Ukraine đang duy trì hàng chục chiếc tiêm kích Su-27 và MiG-29. Đương nhiên chúng đã khá cũ vì được sản xuất từ thời kỳ Liên Xô, nhưng các máy bay tiêm kích này vẫn thường xuyên được sử dụng để chiếm ưu thế trên không và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.
Chính phủ Ukraine đã bán một vài nguyên mẫu tiêm kích Su-27 cho các nước châu Phi. Những chiếc tiêm kích này đã tham gia vào những cuộc xung đột quân sự giữa Ethiopia và Eritrea. Số máy bay còn lại của Ukraine đã bị Nga thu giữ sau khi Crimea gia nhập vào năm 2014.
Tiêm kích Su-27 là mối đe dọa đáng gờm trên không, bất chấp tuổi đời đã khá cao của nó. Nếu như so sánh các tiêm kích của Ukraine với những cỗ máy được Nga nâng cấp, thì có thể hiểu được điều gì có thể xảy ra trong trường hợp đụng độ trên không.
Su-27 là một trong những tiêm kích tốt nhất vào thời điểm hiện nay. Nhưng vì cách tiếp cận bất cần của Ukraine đối với quá trình nâng cấp, chiếc tiêm kích đã không nhận được sự cải tiến cần thiết.
Còn công tác bảo dưỡng kỹ thuật ở cấp độ thấp tới mức không có gì để nói. Với 32 chiếc tiêm kích Su-27 còn bay được, mỗi phi công của Ukraine chỉ bay vỏn vẹn trung bình 40 giờ/năm.
Nhiều chuyên gia Ukaine khẳng định rằng tiêm kích Su-27 của họ có thể trở thành mối đe dọa thực sự đối với các máy bay Su-27 nâng cấp và Su-30SM, thậm chí Su-35 mới nhất của Nga cũng phải dè chừng. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.
Không quân - Vũ trụ Nga (VKS Nga) đang sở hữu tiêm kích Su-27SM3 nâng cấp sâu với động cơ mới và thiết bị điện tử cải tiến bên cạnh tên lửa R-27ER với khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách lên tới 130km.
Còn các tiêm kích Su-27 Ukraine tụt hậu so với của Nga cả chục năm. Vấn đề chính của chúng là hệ thống điện tử lỗi thời và thiếu vũ khí hiện đại.
Cuối cùng là gì? Trong trận không chiến thực sự, tiêm kích Su-27 của Ukraine dễ bị tổn thương trước Su-27 của Nga. Các phi công Nga có thể tiêu diệt những chiếc Su-27 của đối phương vốn đã "già nua" và trang bị hệ thống tác chiến điện tử lỗi thời nếu chúng lọt vào vùng hỏa lực.