Nga có kinh nghiệm gì từ cuộc chiến Karabakh và xung đột Ukraine?

Cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 và xung đột Ukraine năm 2022 đã cho Nga bài học lớn về vai trò của UAV trong chiến tranh hiện đại.

Sự xuất hiện của UAV Bayraktar TB2 Thổ Nhĩ Kỳ trong xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 và Ukraine năm 2022 đã cho ta thấy một phần bản chất của chiến tranh hiện đại

Sự xuất hiện của UAV Bayraktar TB2 Thổ Nhĩ Kỳ trong xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 và Ukraine năm 2022 đã cho ta thấy một phần bản chất của chiến tranh hiện đại

Trong bài viết trước với tiêu đề: chúng ta đã biết rằng, Quân đội Nga đã thử nghiệm máy bay trinh sát-tấn công không người lái Inokhodets (phiên bản xuất khẩu được biết tới rộng rãi với tên gọi là Orion-E) trong điều kiện chiến đấu thực tế ở chiến trường Ukraine với vai trò là “kẻ giám sát và chỉ điểm mục tiêu”.

Còn vai trò chính phá hủy các loại pháo, tăng thiết giáp, tiêu diệt sinh lực… của quân đội Ukraine thuộc về các UAV chiến thuật cảm tử (kamikaze) hay đạn bay lảng vảng như Lancet hay Geran 2.

Ngoài ra, Nga còn đang thử nghiệm cả máy bay tấn công tàng hình không người lái hạng nặng là trên chiến trường Ukraine, mà điển hình là việc vào tháng 6 vừa qua, Nga đã sử dụng chiếc UCAV S-70 Okhotnik-B (hay còn gọi là Hunter-B) để tấn công mục tiêu của Ukraine ở vùng Sumy.

Trong khi đó, Quân đội Ukraine hiện nay hầu như không còn UAV tấn công và cũng có rất ít các UAV trinh sát, UAV cảm tử; khiến chiến trường hầu như là màn độc diễn của các loại máy bay không người lái Nga, điều mà chính Ukraine đã làm được trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhờ những chiếc UAV tấn công Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ukraine đi tiên phong trong cuộc chiến UAV

Cuộc xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 giữa Quân đội Azerbaijan và Armenia lần đầu tiên chứng minh tính hiệu quả cao của máy bay tấn công không người lái và các loại bom có kích thước nhỏ.

UAV Bayraktar TB2 của Quân đội Ukraine đã phá hủy rất nhiều tăng-thiết giáp của Nga trong giai đoạn đầu cuộc xung đột

UAV Bayraktar TB2 của Quân đội Ukraine đã phá hủy rất nhiều tăng-thiết giáp của Nga trong giai đoạn đầu cuộc xung đột

Những chiếc Bayraktar TB2 của Azerbaijan (mua từ Thổ Nhĩ Kỳ) được trang bị bom dẫn đường có kích thước nhỏ gọn MAM-C và MAM-L đã trở thành một hung thần thực sự đối với Quân đội Armenia.

Những máy bay không người lái của Azerbaijan đã tấn công các cơ sở phòng không, vị trí pháo binh, sở chỉ huy và trong một số trường hợp là quét sạch cả các đơn vị bộ binh của Armenia.

Chính những chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp Quân đội Ukraine làm Lực lượng Vũ trang Nga phải khốn đốn, khi họ sử dụng thành công máy bay không người lái Bayraktar TB2 phá hủy hàng loạt phương tiện chiến đấu chủ lực của lục quân Nga, thậm chí tham gia vào cả các cuộc tấn công trên Biển Đen.

Thời điểm bắt đầu chiến sự Nga-Ukraine, TB2 đặc biệt hiệu quả trong việc phóng các loại đạn không đối đất, tấn công các nhóm quân Nga, phá hủy tăng-thiết giáp, bệ phóng rocket nhiều nòng, tên lửa đất đối không và thậm chí cả các tàu tuần tra, tàu vận tải của Nga trên Biển Đen.

Vào khi đó, Moscow đã hoàn toàn bất ngờ trước các hoạt động hiệu quả của máy bay không người lái Ukraine trên chiến trường. Thậm chí, các vụ tấn công của UAV Ukraine là nguyên nhân quan trọng khiến vào tháng 6/2022, Nga buộc phải rút quân khỏi Đảo Rắn (Đảo Zmiinyi), trên biển Đen, gần thành phố Odessa.

Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối năm 2022, loại UAV tấn công Thổ Nhĩ Kỳ đã im tiếng trên chiến trường Ukraine mà nguyên nhân được cho là Nga đã bắt đầu tăng cường các hệ thống tác chiến điện tử và gia tăng lưới phòng không để chuyên trị các loại máy bay không người lái Ukraine.

Nga nhanh chóng gia tăng số lượng, tăng cường sử dụng UAV kamikaze và đạn bay lảng vảng trên chiến trường Ukraine

Nga nhanh chóng gia tăng số lượng, tăng cường sử dụng UAV kamikaze và đạn bay lảng vảng trên chiến trường Ukraine

Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của máy bay không người lái trong chiến tranh hiện đại, Nga cũng đẩy mạnh việc sử dụng UAV trên chiến trường, đẩy nhanh tốc độ chế tạo các máy bay không người lái đang phát triển, đưa các UAV mới sang thử nghiệm trong điều kiện thực chiến ở Ukraine.

Nga “đi sau về trước” trong cuộc chiến UAV

Giới phân tích quân sự nhận định rằng, trong giai đoạn ban đầu, Moscow trao đổi với Iran để mua hàng ngàn máy bay không người lái tự sát (kamikaze) Shahed-136, một thiết bị bay không người lái (UAV) trông giống một cách đáng ngờ với chiếc UAV Harpy của Israel.

Sau đó, Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt UAV Shahed-136 theo giấy phép của Iran, với tên gọi Geran-2 để nhanh chóng tăng cường số lượng UAV chiến thuật cho Quân đội.

Ngoài ra, Nga cũng tập trung nhân lực, vật lực sản xuất hàng loạt loại máy bay không người lái đã thành công và đẩy mạnh hoàn thiện các loại UAV đang phát triển, sau đó tung vào Ukraine hàng loạt UAV trinh sát, tự sát và tấn công khác nhau như Orlan-10, Zala Lancet-1/3, Zala KUB, Forpost-R, Inokhodets/Orion-E… và hiện nay là cả UCAV S-70 Okhotnik-B (Hunter-B).

Sự thích nghi nhanh chóng và tiềm lực lớn hơn đã khiến Moscow lật ngược tình thế, các UAV Nga đã áp đảo những phương tiện tương tự của Ukraine vốn hạn chế hơn về nguồn cung, dẫn đến việc các lực lượng Nga đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trên các mặt trận, điển hình là ở Donbass.

Nga chính là nước đi sau Ukraine trong ý tưởng sử dụng các loại máy bay không người lái trinh sát, UAV vũ trang, nhưng họ có tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng lớn hơn Ukraine nên đã đảo ngược tình thế.

Thực tế chiến trường đã cho thấy, khi UAV Nga áp đảo UAV Ukraine thì lực lượng tấn công trên bộ của Nga đã chiếm ưu thế, dần dần chiếm được các mục tiêu đã định, trong khi Ukraine bị thiệt hại nặng về phương tiện chiến đấu, thất bại trong các chiến dịch phản công tái chiếm lãnh thổ.

Hiệu quả và sự đa dạng, phong phú của các chủng loại máy bay không người lái cũng làm Nga hiểu được tầm quan trọng của sự kết hợp giữa năng lực chống UAV đối phương với năng lực chống tác chiến điện tử cho UAV của mình, trong một cuộc chiến tranh hiện đại.

Do đó, Moscow cũng tăng cường trang bị UAV cho quân đội và đẩy mạnh phát triển các hệ thống tác chiến điện tử có thể gây nhiễu, vô hiệu hóa và các phương tiện bắn hạ máy bay không người lái của đối phương; trang bị các hệ thống chống tác chiến điện tử trên UAV của mình.

Giới chuyên gia quân sự Nga nhận định rằng, sự xuất hiện của UAV Bayraktar TB2 Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh năm 2020 và trong cuộc xung đột với Kiev năm 2022 đã cho Moscow một bài học lớn về sự biến đổi về bản chất của một cuộc chiến tranh hiện đại.

Vai trò của máy bay không người lái trong hai cuộc chiến này là một trong những động lực quan trọng khiến Quân đội Nga phải thay đổi tư duy tác chiến, điều chỉnh lại hệ thống chiến thuật, cùng với việc tái cơ cấu trang bị cho quân đội, ngay từ các đơn vị nhỏ nhất ở cấp phân đội.

Nguyễn Ngọc

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/nga-co-kinh-nghiem-gi-tu-cuoc-chien-karabakh-va-xung-dot-ukraine-post646091.html