Nga không còn hy vọng sử dụng căn cứ không quân trên đất Indonesia

Đề nghị của Nga nhằm được sử dụng một căn cứ không quân trên đất Indonesia để máy bay ném bom chiến lược vươn tầm hoạt động tới Nam bán cầu đã bị bác bỏ.

Chính quyền Indonesia đã kiên quyết từ chối yêu cầu của Nga về việc cho máy bay quân sự đồn trú tại căn cứ không quân Biak ở tỉnh Papua, tái khẳng định cam kết theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập.

Chính quyền Indonesia đã kiên quyết từ chối yêu cầu của Nga về việc cho máy bay quân sự đồn trú tại căn cứ không quân Biak ở tỉnh Papua, tái khẳng định cam kết theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập.

Hiện tại Điện Kremlin chưa chính thức phản ứng trước thông tin trên nhưng trước đó đề xuất của Moskva đã làm nước láng giềng Australia bày tỏ quan ngại đặc biệt, bởi Canberra coi sáng kiến nói trên là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực.

Hiện tại Điện Kremlin chưa chính thức phản ứng trước thông tin trên nhưng trước đó đề xuất của Moskva đã làm nước láng giềng Australia bày tỏ quan ngại đặc biệt, bởi Canberra coi sáng kiến nói trên là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực.

Việc từ chối cho phép Nga sử dụng sân bay quân sự này là bằng chứng cho thấy Indonesia không có ý định đi chệch khỏi nguyên tắc hiến pháp đó là không liên kết, trong đó loại trừ khả năng triển khai các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình.

Việc từ chối cho phép Nga sử dụng sân bay quân sự này là bằng chứng cho thấy Indonesia không có ý định đi chệch khỏi nguyên tắc hiến pháp đó là không liên kết, trong đó loại trừ khả năng triển khai các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình.

Theo báo chí quốc tế, Nga rất muốn có quyền tiếp cận sân bay quân sự trên đảo Biak bởi địa điểm này có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương.

Theo báo chí quốc tế, Nga rất muốn có quyền tiếp cận sân bay quân sự trên đảo Biak bởi địa điểm này có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương.

Theo tờ South China Morning Post, Nga đề nghị Indonesia cho dùng căn cứ này để bảo dưỡng và tạm thời triển khai máy bay quân sự, giúp tăng cường ảnh hưởng của họ ở địa bàn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo tờ South China Morning Post, Nga đề nghị Indonesia cho dùng căn cứ này để bảo dưỡng và tạm thời triển khai máy bay quân sự, giúp tăng cường ảnh hưởng của họ ở địa bàn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên Indonesia đã bác bỏ bởi hiến pháp của họ nhấn mạnh việc ủng hộ chính sách đối ngoại "tự do và độc lập", Jakarta đã liên tục bác bỏ những đề xuất như vậy trong thời gian qua khi không cho phép lực lượng quân sự nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên Indonesia đã bác bỏ bởi hiến pháp của họ nhấn mạnh việc ủng hộ chính sách đối ngoại "tự do và độc lập", Jakarta đã liên tục bác bỏ những đề xuất như vậy trong thời gian qua khi không cho phép lực lượng quân sự nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ của mình.

Bên cạnh đó, hãng tin Al Jazeera cho biết, một cách tiếp cận tương tự đang được Nga thực hiện ở Iran, nơi cũng có hạn chế về mặt hiến pháp đối với việc thiết lập căn cứ quân sự của nước ngoài.

Bên cạnh đó, hãng tin Al Jazeera cho biết, một cách tiếp cận tương tự đang được Nga thực hiện ở Iran, nơi cũng có hạn chế về mặt hiến pháp đối với việc thiết lập căn cứ quân sự của nước ngoài.

Trước lo ngại về hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga gần biên giới nước này, Australia đã tăng cường tuần tra ở Thái Bình Dương và tham vấn với các đồng minh NATO, bao gồm cả Mỹ, để phối hợp ứng phó, trang The Guardian cho biết.

Trước lo ngại về hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga gần biên giới nước này, Australia đã tăng cường tuần tra ở Thái Bình Dương và tham vấn với các đồng minh NATO, bao gồm cả Mỹ, để phối hợp ứng phó, trang The Guardian cho biết.

Các chuyên gia quốc tế nhấn mạnh rằng mối quan tâm của Nga đối với căn cứ Biak có liên quan đến mong muốn chống lại ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là giữa bối cảnh căng thẳng leo thang.

Các chuyên gia quốc tế nhấn mạnh rằng mối quan tâm của Nga đối với căn cứ Biak có liên quan đến mong muốn chống lại ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là giữa bối cảnh căng thẳng leo thang.

Theo nhận định từ trang Bloomberg, Indonesia mặc dù giữ thái độ trung lập nhưng rất tích cực phát triển lực lượng vũ trang của riêng mình, họ đã mua máy bay chiến đấu từ Pháp và Mỹ để củng cố khả năng phòng thủ.

Theo nhận định từ trang Bloomberg, Indonesia mặc dù giữ thái độ trung lập nhưng rất tích cực phát triển lực lượng vũ trang của riêng mình, họ đã mua máy bay chiến đấu từ Pháp và Mỹ để củng cố khả năng phòng thủ.

Indonesia thời gian gần đây đang giảm hợp tác quân sự với Nga, điển hình chính là việc hủy bỏ hợp đồng mua 11 máy bay chiến đấu Su-35S do vấp phải sức ép từ phía Mỹ.

Indonesia thời gian gần đây đang giảm hợp tác quân sự với Nga, điển hình chính là việc hủy bỏ hợp đồng mua 11 máy bay chiến đấu Su-35S do vấp phải sức ép từ phía Mỹ.

Với thực tế trên, Moskva gần như không còn “đòn bẩy” để tác động lên chính sách của Jakarta thông qua việc cung cấp vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự tiên tiến.

Với thực tế trên, Moskva gần như không còn “đòn bẩy” để tác động lên chính sách của Jakarta thông qua việc cung cấp vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự tiên tiến.

Việt Dũng

Theo Avia/Reporter

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-khong-con-hy-vong-su-dung-can-cu-khong-quan-tren-dat-indonesia-post609919.antd