Nga lo ngại khi Na Uy đẩy mạnh kiểm soát Bắc Cực

Hiện nay kiểm soát Bắc Cực không chỉ là mục tiêu của riêng Nga mà khu vực này còn được NATO đặc biệt chú ý.

Trong thời gian gần đây, Na Uy đã có những động thái được cho là nhằm tăng cường khả năng kiểm soát Bắc Cực, từ đó gây áp lực lên tham vọng của Nga đối với khu vực này.

Trong thời gian gần đây, Na Uy đã có những động thái được cho là nhằm tăng cường khả năng kiểm soát Bắc Cực, từ đó gây áp lực lên tham vọng của Nga đối với khu vực này.

Theo báo chí Nga, Oslo từ lâu đã là một đồng minh quan trọng của Kyiv đồng thời là đối thủ lớn của Moskva. Ngoài ra Na Uy đang cố gắng mở rộng quyền kiểm soát của mình ở khu vực Bắc Cực, khi biến quần đảo Svalbard thành khu vực có lợi ích quân sự và chính trị.

Theo báo chí Nga, Oslo từ lâu đã là một đồng minh quan trọng của Kyiv đồng thời là đối thủ lớn của Moskva. Ngoài ra Na Uy đang cố gắng mở rộng quyền kiểm soát của mình ở khu vực Bắc Cực, khi biến quần đảo Svalbard thành khu vực có lợi ích quân sự và chính trị.

Moskva cáo buộc chính quyền Oslo đã vi phạm thỏa thuận ký năm 1920, khi Na Uy bắt đầu tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng quân sự trên quần đảo Svalbard, bao gồm cả căn cứ của Thủy quân lục chiến Anh.

Moskva cáo buộc chính quyền Oslo đã vi phạm thỏa thuận ký năm 1920, khi Na Uy bắt đầu tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng quân sự trên quần đảo Svalbard, bao gồm cả căn cứ của Thủy quân lục chiến Anh.

Không chỉ có vậy, đất nước Bắc Âu này được cho là luôn cản trở hoạt động của Nga tại khu vực xung quanh quần đảo, cho dù điều này bị cấm theo thỏa thuận quốc tế về tự do hoạt động dân sự.

Không chỉ có vậy, đất nước Bắc Âu này được cho là luôn cản trở hoạt động của Nga tại khu vực xung quanh quần đảo, cho dù điều này bị cấm theo thỏa thuận quốc tế về tự do hoạt động dân sự.

Mới đây nhất, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Na Uy cùng với các tàu của lực lượng Bảo vệ bờ biển Na Uy đã tiến vào Longyearbyen - trung tâm hành chính của tỉnh Svalbard trên hòn đảo này.

Mới đây nhất, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Na Uy cùng với các tàu của lực lượng Bảo vệ bờ biển Na Uy đã tiến vào Longyearbyen - trung tâm hành chính của tỉnh Svalbard trên hòn đảo này.

Với động thái vừa qua, Moskva cho rằng Oslo thực sự biến khu vực nói trên thành nơi tập trung các cơ sở quân sự và tìm cách rút Svalbard khỏi các thỏa thuận quốc tế đã ký trước đó.

Với động thái vừa qua, Moskva cho rằng Oslo thực sự biến khu vực nói trên thành nơi tập trung các cơ sở quân sự và tìm cách rút Svalbard khỏi các thỏa thuận quốc tế đã ký trước đó.

Nghiêm trọng hơn, Bộ Quốc phòng Na Uy đã tiến hành lắp đặt radar EISCAT công suất 1.000 kW trên đảo Svalbar để theo dõi việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chuyển động của các vệ tinh. Nga cho rằng điều này gây ra nguy cơ lớn với họ.

Nghiêm trọng hơn, Bộ Quốc phòng Na Uy đã tiến hành lắp đặt radar EISCAT công suất 1.000 kW trên đảo Svalbar để theo dõi việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chuyển động của các vệ tinh. Nga cho rằng điều này gây ra nguy cơ lớn với họ.

Được biết, tình hình địa chính trị của khu vực xung quanh Bắc Cực cũng đang được các quốc gia lân cận tìm cách thay đổi, điều này trái với các điều khoản của Hiệp ước Paris ký năm 1920.

Được biết, tình hình địa chính trị của khu vực xung quanh Bắc Cực cũng đang được các quốc gia lân cận tìm cách thay đổi, điều này trái với các điều khoản của Hiệp ước Paris ký năm 1920.

Theo văn bản nói trên, các quốc gia hay chủ thể tham gia hiệp định có quyền tiến hành những hoạt động kinh tế, kinh tế và khoa học trên quần đảo Svalbard, nhưng Na Uy đang quân sự hóa địa điểm này.

Theo văn bản nói trên, các quốc gia hay chủ thể tham gia hiệp định có quyền tiến hành những hoạt động kinh tế, kinh tế và khoa học trên quần đảo Svalbard, nhưng Na Uy đang quân sự hóa địa điểm này.

Tuy vậy theo phía Oslo, những hành động của họ là bình thường và cần thiết trong tình hình phức tạp hiện nay, đặc biệt khi Nga cũng đang mở rộng ảnh hưởng tại vùng Bắc Cực thông qua những đòi hỏi chủ quyền mạnh bạo.

Tuy vậy theo phía Oslo, những hành động của họ là bình thường và cần thiết trong tình hình phức tạp hiện nay, đặc biệt khi Nga cũng đang mở rộng ảnh hưởng tại vùng Bắc Cực thông qua những đòi hỏi chủ quyền mạnh bạo.

Quân đội Nga đang nỗ lực tái kích hoạt và mở rộng những căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô, Moskva triển khai tới đây binh sĩ cùng nhiều vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự tối tân.

Quân đội Nga đang nỗ lực tái kích hoạt và mở rộng những căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô, Moskva triển khai tới đây binh sĩ cùng nhiều vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự tối tân.

Liên minh quân sự NATO lo ngại Nga sẽ quân sự hóa Bắc Cực nhằm tạo bàn đạp cho một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra, bởi khoảng cách từ đây tới lãnh thổ Mỹ là ngắn nhất, đồng thời các tàu ngầm hạt nhân rất khó bị nhận diện dưới lớp băng dày tại Bắc Băng Dương.

Liên minh quân sự NATO lo ngại Nga sẽ quân sự hóa Bắc Cực nhằm tạo bàn đạp cho một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra, bởi khoảng cách từ đây tới lãnh thổ Mỹ là ngắn nhất, đồng thời các tàu ngầm hạt nhân rất khó bị nhận diện dưới lớp băng dày tại Bắc Băng Dương.

Cuối cùng, tuyên bố của Nga đối với Tuyến đường biển phương Bắc, khi khẳng định nó hoàn toàn đi qua “vùng nội thủy” của mình cũng không được các nước phương Tây chấp nhận.

Cuối cùng, tuyên bố của Nga đối với Tuyến đường biển phương Bắc, khi khẳng định nó hoàn toàn đi qua “vùng nội thủy” của mình cũng không được các nước phương Tây chấp nhận.

Với những gì diễn ra, cuộc đua tranh nhằm thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát tại Bắc Cực giữa Nga, Na Uy và nhiều quốc gia khác dự báo sẽ diễn ra quyết liệt.

Với những gì diễn ra, cuộc đua tranh nhằm thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát tại Bắc Cực giữa Nga, Na Uy và nhiều quốc gia khác dự báo sẽ diễn ra quyết liệt.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-lo-ngai-khi-na-uy-day-manh-kiem-soat-bac-cuc-post540448.antd