Nga nhử mồi để hạ gục radar phòng không NATO cung cấp cho Ukraine

Chiến thuật mới của Nga đang gây thiệt hại không nhỏ cho lực lượng phòng không Ukraine, đồng thời còn 'làm phiền lòng' cả Mỹ.

Chiến thuật mới của Nga đang buộc Quân đội Ukraine phải tắt các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực thuộc hệ thống phòng không của họ, và điều này cũng khiến Mỹ cảm thấy lúng túng, nhà báo Ấn Độ Part Satam cho biết trên tờ EurAsian Times (EAT).

Chiến thuật mới của Nga đang buộc Quân đội Ukraine phải tắt các đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực thuộc hệ thống phòng không của họ, và điều này cũng khiến Mỹ cảm thấy lúng túng, nhà báo Ấn Độ Part Satam cho biết trên tờ EurAsian Times (EAT).

Nga đã đạt được thành công trong việc chống lại các hệ thống phòng không Ukraine. Theo chuyên gia Part Satam, Quân đội Nga bắt đầu sử dụng trên diện rộng một chiến thuật thông dụng nhưng rất khó đối phó được gọi là "nhử và đánh".

Nga đã đạt được thành công trong việc chống lại các hệ thống phòng không Ukraine. Theo chuyên gia Part Satam, Quân đội Nga bắt đầu sử dụng trên diện rộng một chiến thuật thông dụng nhưng rất khó đối phó được gọi là "nhử và đánh".

“Quân đội Nga đang phá hủy các radar được NATO cung cấp cho Ukraine bằng việc bắn nhử tên lửa Iskander và Kalibr, sau đó mới phóng các loại đạn chống radar để tiêu diệt”, tác giả bài viết trên tờ báo Ấn Độ lưu ý.

“Quân đội Nga đang phá hủy các radar được NATO cung cấp cho Ukraine bằng việc bắn nhử tên lửa Iskander và Kalibr, sau đó mới phóng các loại đạn chống radar để tiêu diệt”, tác giả bài viết trên tờ báo Ấn Độ lưu ý.

Nhà quan sát của tờ EurAsian Times cho rằng chiến thuật của Liên bang Nga liên quan đến việc sử dụng vũ khí chính là tên lửa Kalibr và Iskander. Sau khi chúng được phóng đi, các hệ thống phòng không của Ukraine sẽ hoạt động, cố gắng đánh chặn và do đó tự lộ diện.

Nhà quan sát của tờ EurAsian Times cho rằng chiến thuật của Liên bang Nga liên quan đến việc sử dụng vũ khí chính là tên lửa Kalibr và Iskander. Sau khi chúng được phóng đi, các hệ thống phòng không của Ukraine sẽ hoạt động, cố gắng đánh chặn và do đó tự lộ diện.

Khi lực lượng phòng không Ukraine phải bật radar để dẫn đường, máy bay chiến đấu Nga sẽ phóng tên lửa chống radar tầm xa và nhanh chóng tiêu diệt chúng.

Khi lực lượng phòng không Ukraine phải bật radar để dẫn đường, máy bay chiến đấu Nga sẽ phóng tên lửa chống radar tầm xa và nhanh chóng tiêu diệt chúng.

Rõ ràng, chiến thuật chế áp phòng không đối phương của Nga đã thành công, bởi vì Quân đội Ukraine đã nhận được lời khuyên nên tắt radar của NATO trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái.

Rõ ràng, chiến thuật chế áp phòng không đối phương của Nga đã thành công, bởi vì Quân đội Ukraine đã nhận được lời khuyên nên tắt radar của NATO trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái.

Những đài radar này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp bị máy bay chiến đấu Nga tấn công ồ ạt. Điều này được chứng minh bằng nhiều thông báo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ukraine.

Những đài radar này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp bị máy bay chiến đấu Nga tấn công ồ ạt. Điều này được chứng minh bằng nhiều thông báo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ukraine.

“Cần lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng mồi nhử với các hệ thống phòng không của Ukraine, nhưng Kyiv vẫn chưa đưa ra được biện pháp đối phó hiệu quả”, chuyên gia Part Satam cho biết.

“Cần lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng mồi nhử với các hệ thống phòng không của Ukraine, nhưng Kyiv vẫn chưa đưa ra được biện pháp đối phó hiệu quả”, chuyên gia Part Satam cho biết.

Nhà phân tích người Ấn Độ không loại trừ viễn cảnh chiến thuật hiệu quả của Nga khi chống lại radar của NATO ở Ukraine sẽ đặt Mỹ và đồng minh vào tình thế khó xử. Phương Tây phải nỗ lực rất nhiều để gửi vũ khí đắt tiền đến Đông Âu, sau đó chúng lại bị vô hiệu hóa.

Nhà phân tích người Ấn Độ không loại trừ viễn cảnh chiến thuật hiệu quả của Nga khi chống lại radar của NATO ở Ukraine sẽ đặt Mỹ và đồng minh vào tình thế khó xử. Phương Tây phải nỗ lực rất nhiều để gửi vũ khí đắt tiền đến Đông Âu, sau đó chúng lại bị vô hiệu hóa.

Vũ khí được các máy bay Nga sử dụng theo xác định chính là tên lửa Kh-31, được Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời loại đạn hàng không diệt radar đủ sức đối phó với những khí tài tối tân của Mỹ như tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot và lá chắn Aegis.

Vũ khí được các máy bay Nga sử dụng theo xác định chính là tên lửa Kh-31, được Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời loại đạn hàng không diệt radar đủ sức đối phó với những khí tài tối tân của Mỹ như tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot và lá chắn Aegis.

Nguyên mẫu tên lửa chống radar Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế vào năm 1988. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò thụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P.

Nguyên mẫu tên lửa chống radar Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế vào năm 1988. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò thụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P.

Tên lửa Kh-31P sử dụng tầng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để duy trì vận tốc siêu âm Mach 3,5 trên toàn hành trình.

Tên lửa Kh-31P sử dụng tầng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để duy trì vận tốc siêu âm Mach 3,5 trên toàn hành trình.

Loại đạn tấn công này bay ở độ cao lớn để bám theo tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km. Tính năng kỹ chiến thuật của Kh-31P được đánh giá tương đương AGM-88 HARM của Mỹ.

Loại đạn tấn công này bay ở độ cao lớn để bám theo tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km. Tính năng kỹ chiến thuật của Kh-31P được đánh giá tương đương AGM-88 HARM của Mỹ.

Các phiên bản hiện đại hóa Kh-31P hiện nay như Kh-31PD có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 160 - 250 km, tuy nhiên cự ly hiệu quả thì không tăng lên nhiều do phụ thuộc vào tầm bắt sóng radar của đầu dò.

Các phiên bản hiện đại hóa Kh-31P hiện nay như Kh-31PD có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 160 - 250 km, tuy nhiên cự ly hiệu quả thì không tăng lên nhiều do phụ thuộc vào tầm bắt sóng radar của đầu dò.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-nhu-moi-de-ha-guc-radar-phong-khong-nato-cung-cap-cho-ukraine-post524838.antd