Nga thay đổi chiến thuật sử dụng bom hàng không trên chiến trường

Một quả bom FAB-500 của Nga thả xuống mục tiêu của Ukraine lúc 10 giờ 30 phút, nhưng phát nổ lúc 15 giờ; có lẽ đây là chiến thuật mới của Nga, nhằm tăng khả năng sát thương với lực lượng công binh Ukraine.

Theo trang web Bulgarian Military dẫn nguồn thông tin của Ukraine cho biết, Quân đội Nga thay đổi chiến thuật sử dụng bom hàng không trên chiến trường Ukraine, khi sử dụng phương pháp nổ chậm trên một số quả bom.

Sergey “Flash” Beskrestnov, một chuyên gia Ukraine có uy tín, đã chỉ ra trường hợp một quả bom FAB-500 trang bị mô-đun UMPK, được máy bay Nga thả vào khoảng 10:30 sáng, nhưng đến tận lúc 15:00 mới phát nổ; độ trễ khoảng 5 giờ.

Sergey “Flash” Beskrestnov, một chuyên gia Ukraine có uy tín, đã chỉ ra trường hợp một quả bom FAB-500 trang bị mô-đun UMPK, được máy bay Nga thả vào khoảng 10:30 sáng, nhưng đến tận lúc 15:00 mới phát nổ; độ trễ khoảng 5 giờ.

Trong một bài đăng trên kênh quân sự cá nhân của mạng xã hội Telegram, chuyên gia Beskrestnov đưa ra lời khuyên: “Trong hai ngày tới, lực lượng công binh Ukraine nên thận trọng với các quả bom mà Nga thả xuống, nhưng chưa nổ”.

Trong một bài đăng trên kênh quân sự cá nhân của mạng xã hội Telegram, chuyên gia Beskrestnov đưa ra lời khuyên: “Trong hai ngày tới, lực lượng công binh Ukraine nên thận trọng với các quả bom mà Nga thả xuống, nhưng chưa nổ”.

Quân đội Nga đã cải tiến bom thường thành bom dẫn đường bằng mô-đun UMPK; giúp biến những quả bom thường rơi tự do thành bom lượn có điều khiển. Trong những quả bom này, ngòi nổ của bom sẽ kích nổ bom khi bom chạm mục tiêu; nhưng rất có thể Quân đội Nga đã sử dụng ngòi nổ chậm để tiêu diệt các lực lượng công binh đến dò gỡ.

Mô-đun UMPK, hay còn gọi là hệ thống dẫn đường và cánh nâng hợp nhất, là một công nghệ phức tạp được chế tạo, để nâng cao hiệu quả của bom thả rơi tự do. Mô-đun UMPK này có thể được tích hợp vào nhiều loại bom khác nhau, biến chúng thành vũ khí dẫn đường chính xác.

Mô-đun UMPK, hay còn gọi là hệ thống dẫn đường và cánh nâng hợp nhất, là một công nghệ phức tạp được chế tạo, để nâng cao hiệu quả của bom thả rơi tự do. Mô-đun UMPK này có thể được tích hợp vào nhiều loại bom khác nhau, biến chúng thành vũ khí dẫn đường chính xác.

Mô-đun UMPK bao gồm một bộ cánh nâng, hệ thống dẫn đường quán tính (INS), bộ thu GPS, hệ thống lái, khối điều khiển trung tâm. Có thể đây là một cải tiến mang tính cách mạng của Nga, làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine.

Mô-đun UMPK bao gồm một bộ cánh nâng, hệ thống dẫn đường quán tính (INS), bộ thu GPS, hệ thống lái, khối điều khiển trung tâm. Có thể đây là một cải tiến mang tính cách mạng của Nga, làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine.

Với đôi cánh lượn, giúp bom bay xa hơn đáng kể so với bom thả rơi tự do truyền thống; chính yếu tố này cho phép máy bay mang bom, thả bom ở một khoảng cách an toàn, giúp giảm thiểu rủi ro cho máy bay và phi hành đoàn trước hỏa lực phòng không đối phương.

Với đôi cánh lượn, giúp bom bay xa hơn đáng kể so với bom thả rơi tự do truyền thống; chính yếu tố này cho phép máy bay mang bom, thả bom ở một khoảng cách an toàn, giúp giảm thiểu rủi ro cho máy bay và phi hành đoàn trước hỏa lực phòng không đối phương.

Việc tích hợp hệ thống điều khiển với bộ thu tín hiệu vệ tinh GPS, đảm bảo việc lái bom tới mục tiêu chính xác. Dữ liệu vị trí thời gian thực do GPS cung cấp cho phép hệ thống điều khiển thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với đường bay của bom; từ đó đảm bảo các cuộc tấn công có độ chính xác cao.

Nhờ có mô-đun UMPK, một quả bom thường đã được biến thành “bom thông minh” với độ chính xác được tình bằng mét. Điều này làm tăng đáng kể độ chính xác và hiệu quả của quả bom, đồng thời giảm nguy cơ thiệt hại phụ.

Nhờ có mô-đun UMPK, một quả bom thường đã được biến thành “bom thông minh” với độ chính xác được tình bằng mét. Điều này làm tăng đáng kể độ chính xác và hiệu quả của quả bom, đồng thời giảm nguy cơ thiệt hại phụ.

Một số chuyên gia Ukraine cho rằng, việc quả bom sử dụng mô-đun UMPK không thể phát nổ, có thể là ngòi nổ tiếp xúc với đất mềm, không đủ lực kích nổ bom. Nhưng điều quan trọng đó là, tất cả các loại bom này đều gắn hai ngòi nổ, một ở mũi và một ở đuôi.

Một số chuyên gia Ukraine cho rằng, việc quả bom sử dụng mô-đun UMPK không thể phát nổ, có thể là ngòi nổ tiếp xúc với đất mềm, không đủ lực kích nổ bom. Nhưng điều quan trọng đó là, tất cả các loại bom này đều gắn hai ngòi nổ, một ở mũi và một ở đuôi.

Tuy nhiên một số chuyên gia độc lập thì cho rằng, không phải do ngòi nổ của bom không được kích hoạt, mà có khả năng Quân đội Nga sử dụng ngòi nổ chậm. Điều này không chỉ làm tăng khả năng hủy diệt của chúng, mà còn làm phức tạp quá trình tháo gỡ những quả bom như vậy.

Bom FAB-500 là loại vũ khí hàng không chủ yếu trong kho vũ khí của Không quân Nga, đây cũng là loại bom được triển khai rộng rãi nhằm mục đích tàn phá tối đa các mục tiêu trên mặt đất. Bom FAB-500 thể hiện sức mạnh không ngừng trong chiến lược quân sự của Nga.

Bom FAB-500 là loại vũ khí hàng không chủ yếu trong kho vũ khí của Không quân Nga, đây cũng là loại bom được triển khai rộng rãi nhằm mục đích tàn phá tối đa các mục tiêu trên mặt đất. Bom FAB-500 thể hiện sức mạnh không ngừng trong chiến lược quân sự của Nga.

Vỏ bom FAB-500 được đúc bằng thép hợp kim, khi bom phát nổ, sẽ tạo ra các mảnh vỡ, có thể sát thương mục tiêu với bán kính tới hàng nghìn mét. Bên trong bom FAB-500, được nhồi 380 kg thuốc nổ mạnh TGAF-5, một biến thể của thuốc nổ TNT, đủ sức phá hủy các mục tiêu như các tòa nhà cao tầng.

Vỏ bom FAB-500 được đúc bằng thép hợp kim, khi bom phát nổ, sẽ tạo ra các mảnh vỡ, có thể sát thương mục tiêu với bán kính tới hàng nghìn mét. Bên trong bom FAB-500, được nhồi 380 kg thuốc nổ mạnh TGAF-5, một biến thể của thuốc nổ TNT, đủ sức phá hủy các mục tiêu như các tòa nhà cao tầng.

Các nguồn tin phương Tây chỉ ra rằng, lực lượng Không quân Nga đã góp phần quan trọng cho lực lượng mặt đất của họ chiến đấu trong thời gian qua, nhờ việc sử dụng bom lượn có điều khiển; đồng thời đẩy quân Ukraine tại khu vực tiền tuyến trước mối đe dọa nguy hiểm.

Các nguồn tin phương Tây chỉ ra rằng, lực lượng Không quân Nga đã góp phần quan trọng cho lực lượng mặt đất của họ chiến đấu trong thời gian qua, nhờ việc sử dụng bom lượn có điều khiển; đồng thời đẩy quân Ukraine tại khu vực tiền tuyến trước mối đe dọa nguy hiểm.

Ông Dmytro Lykhovii, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh miền đông Ukraine, cảnh báo: “Thật không may, sức tàn phá của những quả bom này cao đến mức đáng báo động”. Ông giải thích thêm rằng, những quả bom này có thể dễ dàng phá hủy các mục tiêu kiên cố của Ukraine.

Quân đội Ukraine cũng sử dụng bom dẫn đường, bao gồm cả bom lượn tấn công trực tiếp chung (JDAM) do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, mặc dù độ chính xác vượt trội, nhưng tính khả dụng của nó vẫn còn hạn chế, do số lượng không nhiều; đồng thời máy bay Ukraine không thể bay đến gần tiền tuyến để thả bom.

Quân đội Ukraine cũng sử dụng bom dẫn đường, bao gồm cả bom lượn tấn công trực tiếp chung (JDAM) do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, mặc dù độ chính xác vượt trội, nhưng tính khả dụng của nó vẫn còn hạn chế, do số lượng không nhiều; đồng thời máy bay Ukraine không thể bay đến gần tiền tuyến để thả bom.

Tháng trước, hiệu quả của bom lượn có điều khiển của Nga đã được thể hiện rõ ràng ở pháo đài Avdiivka, nơi chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp lực lượng mặt đất chiếm giữ thành phố, biến thành phố thành đống đổ nát.

Tháng trước, hiệu quả của bom lượn có điều khiển của Nga đã được thể hiện rõ ràng ở pháo đài Avdiivka, nơi chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp lực lượng mặt đất chiếm giữ thành phố, biến thành phố thành đống đổ nát.

Trong trận chiến phòng thủ Avdiivka, Maksym Zhorin, lính Lữ đoàn xung kích Azov số 3 của Ukraine, kể lại việc mỗi ngày có 60 đến 80 quả bom lượn trút xuống đầu họ như thế nào. “Tất cả các tòa nhà và công trình chỉ đơn giản biến thành một cái hố sau khi chỉ có một quả bom xuất hiện”, Zhorin chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội Telegram.

Trong trận chiến phòng thủ Avdiivka, Maksym Zhorin, lính Lữ đoàn xung kích Azov số 3 của Ukraine, kể lại việc mỗi ngày có 60 đến 80 quả bom lượn trút xuống đầu họ như thế nào. “Tất cả các tòa nhà và công trình chỉ đơn giản biến thành một cái hố sau khi chỉ có một quả bom xuất hiện”, Zhorin chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội Telegram.

Theo Konrad Muzyka, Giám đốc Công ty tư vấn quốc phòng Rochan có trụ sở tại Ba Lan cho biết, đã có sự gia tăng đáng kể các cuộc không kích của Nga vào các vị trí của Ukraine kể từ giữa tháng 12 năm ngoái.

Theo Konrad Muzyka, Giám đốc Công ty tư vấn quốc phòng Rochan có trụ sở tại Ba Lan cho biết, đã có sự gia tăng đáng kể các cuộc không kích của Nga vào các vị trí của Ukraine kể từ giữa tháng 12 năm ngoái.

Phần lớn các cuộc tấn công này của Không quân Nga đều sử dụng bom lượn. Sự gia tăng bắn phá này được xác nhận bởi một blogger quân sự ẩn danh, người đã ghi nhận sự gia tăng việc sử dụng bom vào các vị trí của Ukraine, đặc biệt là xung quanh Avdiivka.

Phần lớn các cuộc tấn công này của Không quân Nga đều sử dụng bom lượn. Sự gia tăng bắn phá này được xác nhận bởi một blogger quân sự ẩn danh, người đã ghi nhận sự gia tăng việc sử dụng bom vào các vị trí của Ukraine, đặc biệt là xung quanh Avdiivka.

Theo ghi nhận của blogger quân sự trên Telegram, cuộc bắn phá liên tục này đang khiến việc sinh tồn của Lực lượng Vũ trang Ukraine trên chiến trường ngày càng trở nên khó khăn hơn và dẫn đến tổn thất đáng kể về quân số, cũng như phải rút lui liên tục.

Theo ghi nhận của blogger quân sự trên Telegram, cuộc bắn phá liên tục này đang khiến việc sinh tồn của Lực lượng Vũ trang Ukraine trên chiến trường ngày càng trở nên khó khăn hơn và dẫn đến tổn thất đáng kể về quân số, cũng như phải rút lui liên tục.

Còn Mykola Bielieskov, một nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia ở Kyiv do Chính phủ Ukraine điều hành, kết luận: “Những loại bom lượn của Nga ngày càng trở thành một vấn đề khó giải quyết đối với người Ukraine” (Nguồn ảnh: Bulgarianmilitary, CNN, Reuters, Topwar).

Còn Mykola Bielieskov, một nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia ở Kyiv do Chính phủ Ukraine điều hành, kết luận: “Những loại bom lượn của Nga ngày càng trở thành một vấn đề khó giải quyết đối với người Ukraine” (Nguồn ảnh: Bulgarianmilitary, CNN, Reuters, Topwar).

Clip bom lượn UMPK Nga tấn công kho chứa vũ khí Ukraine. Nguồn: Topwar.

Tiến Minh (Theo Bulgarian Military)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-thay-doi-chien-thuat-su-dung-bom-hang-khong-tren-chien-truong-1972288.html