Nga-Thổ-Iran hợp sức 'đẩy' Mỹ ra khỏi Syria, Washington có cầm cự nổi?

Mục tiêu phối hợp chung của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ngày một rõ rệt và tuyên bố của các nước trong tuần này là làm suy yếu vai trò của Mỹ ở Đông Syria cũng như làm cô lập lực lượng đối tác của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ có rút khỏi vùng đất Trung Đông này hay không còn là điều gây tranh cãi.

Theo Jerusalem Post, Mỹ tuyên bố nước này “bảo vệ” mỏ dầu ở Đông Syria cũng như căn cứ tại Tanf gần biên giới Jordan.

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã tổ chức một cuộc họp vào hôm thứ Tư vừa qua để phối hợp tăng cường giúp sức cho Syria. Những cuộc họp tương tự đã được 3 quốc gia này tổ chức kể từ năm 2017 như một phần trong tiến trình Astana.

Mỹ tuyên bố, nước này “bảo vệ” mỏ dầu ở Đông Syria cũng như căn cứ tại Tanf gần biên giới Jordan.

Mỹ tuyên bố, nước này “bảo vệ” mỏ dầu ở Đông Syria cũng như căn cứ tại Tanf gần biên giới Jordan.

Mục tiêu phối hợp chung của các nước ngày một rõ rệt và tuyên bố của các nước trong tuần này là làm suy yếu vai trò của Mỹ ở Đông Syria cũng như làm cô lập lực lượng đối tác của Mỹ.

Tuyên bố của các nước cũng lên án Israel vì triển khai các hoạt động ở nước này. Các nước gọi hành động của Israel là gây mất ổn định tuy nhiên không chỉ ra cụ thể là hành động gì.

Mỹ đã vào Syria với tuyên bố chống lại khủng bố IS nhưng Washington cũng từng ủng hộ phiến quân ở Syria. Hôm qua, Mỹ cho biết sẽ bảo vệ dầu mỏ ở phía Đông Syria và căn cứ của họ ở Jordan. Mỹ hợp tác chặt chẽ với lực lượng dân Chủ Syria, một nhóm đa sắc tộc có liên quan đến nhóm thiểu số người Kurd ở Syria.

Vào tháng 10/2019, Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa lực lượng Mỹ ở Syria và yêu cầu Mỹ phải rời đi, đồng thời tấn công lực lượng SDF cho đến khi Nga và chính phủ Syria làm trung gian hòa giải triển khai lệnh ngừng bắn với Ankara. Lúc này, Nga triển khai lực lượng đến các khu vực trước đây chịu ảnh hưởng của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Mỹ rút khỏi Syria nhưng ông vướng vào chỉ trích vì từ bỏ các đối tác Mỹ từng hy sinh nhiều mạng sống để chống lại IS.

Các cuộc thảo luận trong tuần này gồm 14 điểm. Mục tiêu chủ đạo của các cuộc thảo luận này nhằm làm suy yếu vai trò của Mỹ ở Syria.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đều đồng thuận các điểm trong thỏa thuận.

Các nhà lãnh đạo “nhấn mạnh cam kết về sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, thống nhất của Syria cũng như các mục tiêu và nguyên tắc khác của Liên Hợp Quốc”. Nguyên thủ các nước khẳng định rằng các cam kết này được tất cả các quốc gia tôn trọng.

3 nước 3 mục tiêu riêng

Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi nước hiện diện tại Syria theo cách riêng và với những mục tiêu riêng của mình.

Nga trực tiếp can thiệp quân sự quy mô lớn vào Syria để bảo vệ chính quyền al-Assad từ tháng 9/2015.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, Nga vẫn luôn dùng quyền của một đại diện thường trực của Hội đồng bảo an (HĐBA) để phủ quyết các dự thảo nghị quyết được đưa ra nhằm lên án chính quyền al-Assad.

Trên chiến trường, không quân Nga là lực lượng quyết định để quân đội Syria và đồng minh giành chiến thắng trong các chiến dịch đánh chiếm lại các khu vực do phe đối lập vũ trang kiểm soát được từ năm 2012 đến nay.

Chiến dịch lớn nhất và mang tính quyết định là giành lại khu phố Đông Aleppo ở miền bắc Syria hồi cuối năm 2016. Sau chiến dịch này, phe đối lập vũ trang đã hoàn toàn mất khả năng tấn công, rơi vào thế bị động, bị bao vây, cô lập tại tất cả các khu vực còn lại. Nhờ hỏa lực của không quân Nga, quân đội Syria còn giành thêm được nhiều khu vực khác.

Từ đầu năm 2018, các khu vực thuộc quyền kiểm soát của các thế lực khác nhau tại Syria đã hình thành khá rõ.

Khu vực rộng lớn nhất được cắm cờ của chính quyền Syria chiếm hơn nửa diện tích đất nước. Khu vực này bao gồm thủ đô Damas, những thành phố lớn quan trọng nhất, vùng duyên hải phía tây - bắc, đường ra biển duy nhất của Syria cùng toàn bộ đường biên giới với Libăng.

Khu vực này cũng chiếm 65% dân số Syria. Chính quyền Syria kiểm soát khu vực này dưới sự bảo trợ trực tiếp của Nga và Iran.

Người Kurd kiểm soát ba tỉnh miền đông bắc, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Khu vực này rộng khoảng 1/3 diện tích cả nước nhưng chứa đựng 90% nguồn tài nguyên dầu lửa và 45% khí đốt thiên nhiên.

Tỉnh Idlib ở phía bắc Syria cho đến nay vẫn do phiến quân kiểm soát. Theo thỏa thuận giữa Nga với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền của Tổng thống Erdogan chịu trách nhiệm "đảm bảo" cho tỉnh này cùng với một khu vực liền kề hiện do quân đội của Ankara kiểm soát.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nga-tho-iran-hop-suc-day-my-ra-khoi-syria-washington-co-cam-cu-noi-a481102.html