Ngắm cây bồ đề cổ thụ hình thù độc lạ bậc nhất Việt Nam

Cây bồ đề cổ thụ này có tuổi đời ít nhất là 196 năm. Cây mọc trùm lên một bức tường cũ của ngôi đền với bốn chùm rễ lớn tạo thành ba lối đi xuyên qua gốc cây rất ấn tượng.

Phía trước chính điện đền thờ Lương Văn Chánh ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có một cây bồ đề cổ thụ hình dáng độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Cây bồ đề này mọc trùm lên một bức tường cũ của ngôi đền với bốn chùm rễ lớn tạo thành ba lối đi xuyên qua gốc cây.

Cây bồ đề này mọc trùm lên một bức tường cũ của ngôi đền với bốn chùm rễ lớn tạo thành ba lối đi xuyên qua gốc cây.

Theo đo đạc, thân cây có chu vi 12 mét, đường kính 3,8 mét, chiều cao 21 mét.

Theo đo đạc, thân cây có chu vi 12 mét, đường kính 3,8 mét, chiều cao 21 mét.

Tán cây xanh tốt và rất rộng, che mát cả một khoảng sân đền.

Tán cây xanh tốt và rất rộng, che mát cả một khoảng sân đền.

Bộ rễ cây gân guốc, mọc lan trên nền đất rất ấn tượng.

Bộ rễ cây gân guốc, mọc lan trên nền đất rất ấn tượng.

Tuổi của cây được xác định ít nhất là 196 năm (tính đến thời điểm năm 2018). Căn cứ tính tuổi được xác định dựa vào lịch sử xây dựng đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh.

Tuổi của cây được xác định ít nhất là 196 năm (tính đến thời điểm năm 2018). Căn cứ tính tuổi được xác định dựa vào lịch sử xây dựng đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh.

Theo các sử liệu, ông Lương Văn Chánh là người có công đầu mở mang vùng đất Phú Yên từ cuối thế kỷ 16 đền đầu thế kỷ 17. Sau khi ông qua đời vào đầu thế kỷ 17, người dân lập đền thờ để tưởng nhớ.

Theo các sử liệu, ông Lương Văn Chánh là người có công đầu mở mang vùng đất Phú Yên từ cuối thế kỷ 16 đền đầu thế kỷ 17. Sau khi ông qua đời vào đầu thế kỷ 17, người dân lập đền thờ để tưởng nhớ.

Ngôi đền được xây dựng vào những năm 1630. Trải qua thời gian, đền xuống cấp, sụp đổ và chỉ còn là phế tích.

Ngôi đền được xây dựng vào những năm 1630. Trải qua thời gian, đền xuống cấp, sụp đổ và chỉ còn là phế tích.

Đến năm 1822, đền được xây lại để thờ tự. Khi đó, bức trường mặt trước ngôi đền cũ với một cây bồ đề mọc phía trên vẫn được giữ lại.

Đến năm 1822, đền được xây lại để thờ tự. Khi đó, bức trường mặt trước ngôi đền cũ với một cây bồ đề mọc phía trên vẫn được giữ lại.

Theo thời gian, cây bồ đề ngày càng lớn, mọc trùm lên bức tường với ba vòm cổng.

Theo thời gian, cây bồ đề ngày càng lớn, mọc trùm lên bức tường với ba vòm cổng.

Ngày nay, khách thập phương khi đến thăm không khỏi choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của cây bồ đề đền Lương Văn Chánh.

Ngày nay, khách thập phương khi đến thăm không khỏi choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của cây bồ đề đền Lương Văn Chánh.

Vào năm 2014, cây cổ thụ độc đáo này đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Vào năm 2014, cây cổ thụ độc đáo này đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Một số hình ảnh khác về cây bồ đề ở đền thờ Lương Văn Chánh.

Một số hình ảnh khác về cây bồ đề ở đền thờ Lương Văn Chánh.

Theo Quốc Lê/Kiến thức

Theo Quốc Lê/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ngam-cay-bo-de-co-thu-hinh-thu-doc-la-bac-nhat-viet-nam/20190929121426286