Ngắm cây khế cổ dáng 'lạ', đại gia trả tiền tỷ nhưng chủ nhân quyết để vườn chơi không bán
Cây khế cổ có dáng 'lạ' như một ngọn núi sừng sững nhưng tay cành lại rất mềm mại khiến nhiều người yêu cây cảnh đến chiêm ngưỡng trả giá tiền tỷ.
Nhiều gia đình trồng khế chỉ biết đến tính năng ăn quả và phủ mát cho ngôi nhà mà không biết thực chất cây khế còn có ý nghĩa phong thủy. Cây khế lớn, cành lá xum xuê và quả chín ngả vàng sẽ tượng trưng cho điều may mắn, phát triển, thịnh vượng, đủ đầy. Gia chủ trồng cây khế trong nhà sẽ gặp phú quý, tài lộc.
Hiện nay nhiều người yêu thích cây cảnh đặc biệt là cây khế bonsai không ngại ngần chi tiền "khủng" để sở hữu sở hữu những thế cây độc đáo.
Điển hình trong vườn cây cảnh của nữ đại gia ở Phú Thọ có dàn khế bonsai đẹp mắt, nổi bật trong đó có cây khế “lão mai đắc thọ” thu hút nhiều đại gia chơi cây cảnh đến chiêm ngưỡng.
Được biết, cành khế rất giòn nên uốn nắn rất khó. Để có được cây khế như thế này thì cây phải được trồng, uốn nắn từ khi còn nhỏ
Cây khế này được chủ nhân đặt tên “lão mai đắc thọ”, trên thân cây nổi u bướu, nhiều chỗ chảy xệ… chứng tỏ cây rất già.
Nhìn từ xa có thể thấy được vẻ đẹp độc đáo của cây. Trên gốc và thân mọc những mầm non chứng tỏ cây có sức sống trường tồn.
Mặc dù được nhiều đại gia sẵn sàng chi 3 tỷ đồng để sở hữu cây khế cổ độc đáo này nhưng chủ nhân quyết không bán.
Chia sẻ trên báo Dân Trí, chủ sở hữu cây khế cho biết, các đồ cổ trên thế giới nhiều cái giá vài triệu đô nhưng đây là những “đồ cổ sống” nên chúng cũng phải có giá trị thực của nó. Rất nhiều nghệ nhân đã chung sức với gia đình anh chị để sau này có những tác phẩm để đời. “Sau này mình mất đi, khu vườn này tôi sẽ viết di chúc, con cháu không được bán mà chúng có nhiệm vụ giữ gìn vì đó là di sản vô giá của Việt Nam”.
Từ xa xưa, cây khế là loại cây được người Việt ưa chuộng trồng ở sân nhà để giúp gia đình đó được hưởng nhiều tài lộc bởi dân gian đã có câu “ăn khế trả vàng”. Bởi vậy những cây khế có thế dáng độc lạ luôn thu hút người yêu cây cảnh sẵn sàng chi tiền "khủng" để sở hữu cây.
Trúc Chi (t/h)