Ngắm Di sản Thế giới mới năm 2024 của UNESCO

Cồn cát ở Brazil, Tòa án Hoàng gia Tíebélé và cung điện được xây từ thế kỷ 19 ở Đức nằm trong số các Di sản Thế giới mới được UNESCO công nhận vào năm 2024.

Tòa án Hoàng gia TíebéléBurkina Faso (châu Phi) sở hữu kiến trúc mang đậm nét văn hóa độc đáo. Trên những bức tường ở ngôi làng này đều được vẽ trang trí khác biệt, độc nhất, với hình ảnh cá sấu, rắn trườn bò khắp nơi hay các sinh vật bơi giữa trời sao, Mặt Trăng,... Đây là điểm tham quan được yêu thích nhất Burkina Faso.

Moidams - Hệ thống chôn cất trên gò đất của triều đại Ahom. Khu đất này gồm 90 moidam (gò chôn) nằm ở chân đồi của dãy núi Patkai ở phía đông Assam (Ấn Độ), bao gồm cả nghĩa trang hoàng gia của người Tai-Ahom.

Biên giới của Đế chế La Mã - Dacia. Từ năm 500 trước Công nguyên trở đi, Đế chế La Mã đã mở rộng lãnh thổ của mình qua các vùng của Châu Âu và Bắc Phi cho đến khi biên giới của nó đạt tổng chiều dài khoảng 7.500 km vào thế kỷ thứ 2.

Trục trung tâm Bắc Kinh - quần thể tòa nhà thể hiện trật tự lý tưởng của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Chạy từ Bắc xuống Nam, trục trung tâm bao gồm các cung điện, hoa viên của hoàng gia, các công trình tế lễ và những công trình công cộng.

Nằm ở Thung lũng Awash Thượng ở Ethiopia, Melka Kunture và Balchit là các địa điểm khảo cổ và cổ sinh vật học ở khu vực cao nguyên có độ cao 2.000-2.200 mét. Nơi đây bao gồm cả những dấu chân - bằng chứng cho sự chiếm đóng của các nhóm người Hominin trong khu vực từ 2 triệu năm trước.

Schwerin là trụ sở chính phủ, pháo đài và nơi cư trú của gia tộc nhà Mecklenburg, triều đại duy nhất có nguồn gốc Slav (Obotrites) cai trị ở Đức.

Di tích khảo cổ Hegmataneh cổ đại nằm ở phía tây bắc Iran, nơi đây chứa đựng nhiều bằng chứng quan trọng, hiếm có về nền văn minh Mendes vào thế kỷ 7 và 6 trước Công nguyên.

Có độ dài hơn 800 km, Via Appia là con đường cổ nhất và quan trọng nhất được xây dựng bởi người La Mã cổ đại từ năm 312 trước Công nguyên. Ban đầu nó được hình thành như một con đường chiến lược để chinh phục quân sự, tiến về phía Đông và Tiểu Á.

Mỏ vàng đảo Sado (Nhật Bản) được cho là được thành lập vào năm 1601 bởi 3 bậc thầy miền núi trên đảo Sado, cách bờ biển tỉnh Niigata khoảng 35 km về phía tây.

Umm Al-Jimāl là một khu định cư nằm ở phía bắc Jordan. Nơi đây bảo tồn các công trình kiến trúc bazan từ thời Byzantine và Hồi giáo sơ khai, đại diện cho phong cách kiến trúc địa phương của vùng Hauran, với một số tòa nhà quân sự La Mã trước đó được cư dân sau này cải tạo lại.

Tàn tích của thành phố cổ Gedi là một địa điểm lịch sử và khảo cổ gần bờ biển Ấn Độ Dương ở phía đông Kenya, nơi lưu giữ các đặc điểm của kiến trúc Swahii.

Di sản khảo cổ của Quần thể hang động Vườn Quốc gia Niah, Malaysia.

Tu viện Saint Hilarion/Tell Umm Amer (Palestine) là một trong những địa điểm lâu đời nhất ở Trung Đông, được thành lập bởi Saint Hilarion và là nơi sinh sống của cộng đồng tu viện đầu tiên ở Đất Thánh.

Quần thể tượng đài Târgu Jiu của nhà điêu khắc Constantin Brancusi ở Rumani.

Cảnh quan văn hóa của Khu khảo cổ Al-Faw, Ả Rập Xê Út.

Di sản Nelson Mandela: Nhân quyền, Tự do và Hòa bình (Nam Phi).

Sự xuất hiện của hành vi con người qua các địa điểm chiếm đóng thuộc kỷ nguyên Pleistocene ở Nam Phi. Chúng là những hang động và nơi trú ẩn được dựng bằng đá, nơi người ta tìm thấy công cụ bằng đá, than củi, tro, hộp sọ và xương của loài người.

Phu Phrabat (Thái Lan) là "bằng chứng cho truyền thống đá Sīma của thời kỳ Dvaravati" (thế kỷ 7-11 CN).

Te Hua Inata – Quần đảo Marquesasb (Pháp) là di sản hỗn hợp.

Vườn Quốc gia Lençóis Maranhenses, Brazil với những cồn cát trắng mịn, xen lẫn là những hồ nước trong xanh.

Vjetrenica là hang động lớn nhất ở Bosnia và Herzegovina, và là hang động đa dạng sinh học nhất trên thế giới.

Sa mạc Badain Jaran, Trung Quốc. Badain Jaran được tạo nên từ nhiều đụn cát tĩnh cao nhất thế giới, ước chừng lên tới 500 m, diện trích trải dài, bao phủ khu vực rộng khoảng 49.000 km2 với nhiều hồ nước bí ẩn.

Các khu bảo tồn chim di cư dọc theo bờ biển Hoàng Hải - Vịnh Bột Hải (Giai đoạn II) của Trung Quốc.

Khu định cư của Giáo hội Moravian, Đức/Vương quốc Anh/Mỹ.

Với diện tích khoảng 4.000 km2, Flow Country là một vùng đầm lầy rộng lớn, nhấp nhô được tìm thấy ở Caithness và Sutherland tại Scotland.

Hoàng Linh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/ngam-di-san-the-gioi-moi-nam-2024-cua-unesco-post1489870.html