Ngăn ngừa biến chứng viêm đại tràng giả mạc đơn giản không ngờ
Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng có liên quan đến thuốc kháng sinh. Ngay khi xuất hiện triệu chứng, cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng.
Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc (còn gọi là viêm đại tràng liên quan tới kháng sinh, viêm đại tràng Clostridium difficile) là một tình trạng viêm ở đại tràng có liên quan tới sự sinh sản quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C. difficile). Nhiễm khuẩn C. difficile thường gặp ở những bệnh nhân trên 65 tuổi đã hoặc đang nằm viện có điều trị kháng sinh.
Các dấu hiệu viêm đại tràng màng giả mạc có thể bao gồm:
Tiêu chảy
Đau quặn bụng
Sốt
Phân có mủ hoặc chất nhầy
Buồn nôn
Mất nước
Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu ngay sau 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, hoặc lâu nhất là vài tháng hoặc lâu hơn sau khi uống xong thuốc kháng sinh.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm đại tràng giả mạc?
Vi khuẩn C. difficile thường sống trong ruột. Khi vi khuẩn này phát triển quá nhiều do mất cân bằng vi sinh đường ruột (tác dụng phụ của thuốc kháng sinh) sẽ sinh ra độc tố mạnh gây viêm và chảy máu niêm mạc đại tràng.
Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra tình trạng này, điển hình là ampicillin, clindamycin, fluoroquinolones và cephalosporin.
Viêm đại tràng giả mạc không phổ biến ở trẻ em và hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường được gặp nhiều nhất ở những người lớn tuổi đang nằm viện để điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này đang trở nên phổ biến hơn ở những người dùng thuốc kháng sinh và không ở bệnh viện.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đại tràng giả mạc bao gồm:
Sử dụng kháng sinh
Sử dụng các loại thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như thuốc hóa trị liệu)
Phẫu thuật
Tiền sử viêm đại tràng giả mạc
Tiền sử viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
Viêm đại tràng giả mạc có thể gây ra biến chứng nào?
Các biến chứng có thể gặp của viêm đại tràng giả mạc bao gồm:
Mất nước kèm mất cân bằng điện giải do tiêu chảy quá nhiều
Phình đại tràng nhiễm độc: Đại tràng phình to do các chất thải không được đẩy đi theo nhu động ruột. Nếu không được điều trị, đại tràng có thể bị vỡ, khiến vi khuẩn từ ruột kết xâm nhập vào khoang bụng. Đại tràng bị phình hoặc vỡ cần phải phẫu thuật khẩn cấp và có thể gây tử vong.
Thủng đại tràng: Trường hợp này hiếm gặp và là hậu quả của niêm mạc ruột già bị tổn thương nhiều hoặc sau khi bị phình đại tràng nhiễm độc. Đại tràng bị thủng có thể làm tràn vi khuẩn từ ruột vào khoang bụng, dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
Tử vong: Có thể xảy ra khi bệnh không được điều trị kịp thời.
Điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào?
Điều trị viêm đại tràng giả mạc cần đảm bảo càng sớm càng tốt:
Ngừng hoặc thay đổi thuốc
Đầu tiên nên dừng các thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác gây ra tình trạng viêm đại tràng giả mạc. Sử dụng các loại kháng sinh có khả năng chống lại C. difficile như Metronidazole, Vancomycin hoặc Fidaxomicin…
Có thể cần dùng kháng sinh dài hạn nếu nhiễm C. difficile trở lại. Một phương pháp điều trị mới được gọi là cấy ghép vi sinh vật trong phân ("cấy ghép phân") cũng có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng tái phát.
Bù nước để tránh mất nước
Có thể cần dung dịch điện giải hoặc chất lỏng truyền qua tĩnh mạch để điều trị mất nước do tiêu chảy.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh cần phải phẫu thuật để điều trị khi nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn hoặc không đáp ứng với kháng sinh.
Bổ sung men vi sinh
Sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tái lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, giúp ngăn ngừa sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn có hại.
Sử dụng thuốc Đại tràng Đông y thế hệ 2
Thuốc Đông y chữa viêm đại tràng giả mạc theo nguyên lý của y học cổ truyền, đó là trị bệnh từ gốc, nâng cao chính khí của cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa và hạn chế tái phát bệnh.