Ngân sách quân sự Nga năm 2025 đạt mức cao kỷ lục

Nga sẽ chi kỷ lục 175,5 tỷ USD cho ngân sách quân sự vào năm 2025, luật tương ứng đã được Tổng thống Vladimir Putin ký.

Theo ngân sách quân sự mới, đến năm 2025, chính phủ Nga sẽ phân bổ 6,31% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng.

Theo ngân sách quân sự mới, đến năm 2025, chính phủ Nga sẽ phân bổ 6,31% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng.

Khoản tiền này nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất trong lĩnh vực chế tạo vũ khí, đạn dược và nghiên cứu thiết bị quân sự mới.

Khoản tiền này nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất trong lĩnh vực chế tạo vũ khí, đạn dược và nghiên cứu thiết bị quân sự mới.

Tổng cộng, dự kiến Nga sẽ phân bổ 13,5 nghìn tỷ rúp cho "quốc phòng" và 3,5 nghìn tỷ rúp khác cho "an ninh quốc gia". So với năm 2024, chi tiêu đã tăng 35 tỷ USD từ mức 140 tỷ USD, tương đương 6% GDP của năm trước.

Tổng cộng, dự kiến Nga sẽ phân bổ 13,5 nghìn tỷ rúp cho "quốc phòng" và 3,5 nghìn tỷ rúp khác cho "an ninh quốc gia". So với năm 2024, chi tiêu đã tăng 35 tỷ USD từ mức 140 tỷ USD, tương đương 6% GDP của năm trước.

Các chuyên gia phương Tây lưu ý tầm quan trọng của việc tăng ngân sách quốc phòng nhằm mục đích mở rộng năng lực hiện có và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất ưu tiên.

Các chuyên gia phương Tây lưu ý tầm quan trọng của việc tăng ngân sách quốc phòng nhằm mục đích mở rộng năng lực hiện có và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất ưu tiên.

Trước hết, vấn đề cấp bách là mở rộng sản xuất đạn pháo, khi Quân đội Nga đang cố gắng giành lợi thế về hỏa lực cho các đơn vị trên tuyến đầu.

Trước hết, vấn đề cấp bách là mở rộng sản xuất đạn pháo, khi Quân đội Nga đang cố gắng giành lợi thế về hỏa lực cho các đơn vị trên tuyến đầu.

Không kém phần quan trọng là việc sửa chữa cũng như sản xuất các xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, những tổn thất của chúng là rất đáng kể nên vấn đề phục hồi và chế tạo mới là vô cùng quan trọng.

Không kém phần quan trọng là việc sửa chữa cũng như sản xuất các xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, những tổn thất của chúng là rất đáng kể nên vấn đề phục hồi và chế tạo mới là vô cùng quan trọng.

Chưa dừng lại đây, nguồn vốn đáng kể sẽ được hướng vào việc sản xuất và hiện đại hóa lực lượng tên lửa hiện có, chẳng hạn như Iskander, đi kèm tăng cường sản xuất tên lửa hành trình và phương tiện mang phóng mới.

Chưa dừng lại đây, nguồn vốn đáng kể sẽ được hướng vào việc sản xuất và hiện đại hóa lực lượng tên lửa hiện có, chẳng hạn như Iskander, đi kèm tăng cường sản xuất tên lửa hành trình và phương tiện mang phóng mới.

Ngoài ra Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cũng đang tích cực hợp tác nhằm đẩy nhanh việc sản xuất thiết bị hàng không cũng như hiện đại hóa máy bay ném bom Tu-160, để ngỏ việc sản xuất thêm chúng.

Ngoài ra Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cũng đang tích cực hợp tác nhằm đẩy nhanh việc sản xuất thiết bị hàng không cũng như hiện đại hóa máy bay ném bom Tu-160, để ngỏ việc sản xuất thêm chúng.

Trước đó, đại diện của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) đã báo cáo khối lượng công việc ở nhà máy sản xuất tiêm kích Su-35 và Su-57 ở mức cao.

Trước đó, đại diện của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) đã báo cáo khối lượng công việc ở nhà máy sản xuất tiêm kích Su-35 và Su-57 ở mức cao.

Theo UAC, việc chế tạo Su-35S và Su-57 được lên kế hoạch đến năm 2028, trong đó có khả năng gia hạn hợp đồng sản xuất. Ngoài ra Tập đoàn còn đặt mục tiêu thu hút tới 800 công nhân mới để lắp ráp máy bay chiến đấu vào cuối năm 2024.

Theo UAC, việc chế tạo Su-35S và Su-57 được lên kế hoạch đến năm 2028, trong đó có khả năng gia hạn hợp đồng sản xuất. Ngoài ra Tập đoàn còn đặt mục tiêu thu hút tới 800 công nhân mới để lắp ráp máy bay chiến đấu vào cuối năm 2024.

Điều này chủ yếu là do sự thiếu hụt chiến đấu cơ đủ để tạo lập ưu thế trên không, đặc biệt khi Ukraine bắt đầu nhận tiêm kích phương Tây cũng như được tăng cường nhiều tổ hợp phòng không tối tân.

Điều này chủ yếu là do sự thiếu hụt chiến đấu cơ đủ để tạo lập ưu thế trên không, đặc biệt khi Ukraine bắt đầu nhận tiêm kích phương Tây cũng như được tăng cường nhiều tổ hợp phòng không tối tân.

Mức tăng ngân sách quốc phòng của Nga như vậy được xem là rất lớn và chắc chắn đè nặng lên nền kinh tế, đặc biệt khi các nước phương Tây tăng cường viện trợ Ukraine.

Mức tăng ngân sách quốc phòng của Nga như vậy được xem là rất lớn và chắc chắn đè nặng lên nền kinh tế, đặc biệt khi các nước phương Tây tăng cường viện trợ Ukraine.

Bạch Dương

Theo Reporter

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ngan-sach-quan-su-nga-nam-2025-dat-muc-cao-ky-luc-post597127.antd