Ngành CNTT và 5 hiểu lầm khiến bạn băn khoăn lựa chọn

Công nghệ thông tin (CNTT) đang ngày càng trở thành ngành học được giới trẻ săn đón bởi tiềm năng phát triển mạnh mẽ cùng mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh những sức hút đó, vẫn còn tồn tại nhiều hiểu lầm khiến các bạn băn khoăn trong việc lựa chọn theo đuổi ngành học này.

Hiểu lầm 1: Ngành CNTT đã hết hot, không còn là "Vua của mọi ngành"

Ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế những năm gần đây khiến mọi ngành nghề đang đứng trước nhiều nguy cơ khác nhau, và CNTT cũng không ngoại lệ. Nếu như các doanh nghiệp CNTT ồ ạt tuyển dụng nhân sự vào thời điểm dịch Covid - 19 bùng nổ trong năm 2020 - 2021, thì giờ đây số lượng các tin tuyển dụng ngành CNTT lại có xu hướng giảm, khiến nhiều bạn trẻ nghĩ rằng, ngành CNTT đã "hết thời", không còn là ngành tiềm năng nữa.

Việc nắm vững các kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng để gia tăng lợi thế cạnh tranh

Việc nắm vững các kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng để gia tăng lợi thế cạnh tranh

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Thực tế cho thấy, số lượng nhân sự ngành CNTT vẫn đang thiếu hụt trong năm 2024 - 2025 (Theo báo cáo TopDev). Nhưng chính bởi những ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế mà giờ đây, các doanh nghiệp tuyển dụng IT đang bắt đầu trở nên gắt gao với những yêu cầu cao hơn về kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Chính vì vậy, các bạn sinh viên IT nên cần trang bị cho mình những "hành trang" vững chắc hơn nữa để có thể cạnh tranh được trong ngành CNTT hiện tại.

Hiểu lầm 2: CNTT là một ngành khô khan, nhàm chán

Một số người cho rằng làm việc trong ngành CNTT đồng nghĩa với việc phải đối mặt với màn hình máy tính cả ngày và ít có sự sáng tạo. Thực tế, thì không phải vậy. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể làm việc trong các dự án khác nhau, từ phát triển mobile app, thiết kế giao diện người dùng đến xây dựng các hệ thống thông minh. Môi trường làm việc năng động và sáng tạo sẽ giúp bạn luôn cảm thấy hứng thú và không ngừng học hỏi. Bên cạnh đó, CNTT còn là một trong những ngành có tính chất linh hoạt, bạn có thể làm việc "on-site" tại nhiều thành phố, đất nước khác nhau, kết hợp du lịch & trải nghiệm văn hóa khắp nơi trên thế giới.

Ngành CNTT hiện nay đòi hỏi các ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp và teamwork tốt

Ngành CNTT hiện nay đòi hỏi các ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp và teamwork tốt

Hiểu lầm 3: Phải giỏi Toán, Tin học và Ngoại ngữ mới có thể học CNTT

Đây là một trong những hiểu lầm phổ biến khiến nhiều bạn e ngại khi lựa chọn ngành này. Thực tế cho thấy, học CNTT không nhất thiết phải xuất sắc ở cả ba môn học này. Điều quan trọng nhất là bạn cần có kỹ năng tư duy logic, tinh thần ham học hỏi, kiên trì và biết cách quản lý thời gian hiệu quả thì việc học CNTT hoàn toàn trong tầm tay.

Tuy nhiên, đối với các bạn quan tâm đến các công nghệ cao trong lĩnh vực IT (Khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo), việc học giỏi Toán sẽ giúp bạn học tập, làm việc được dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong thời đại kết nối thông tin toàn cầu, ngoại ngữ và tin học là những kỹ năng gần như bắt buộc để có thể làm việc trong tất cả các ngành, không riêng ngành CNTT. Vì thế, dù không phải là yếu tố tiên quyết, bạn vẫn nên dành thời gian để trau dồi những kỹ năng này cho bản thân.

Hiểu lầm 4: Ngành CNTT chỉ dành cho nam giới

Ngành CNTT bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, cho phép mọi người có cơ hội lựa chọn công việc phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Các công ty công nghệ hiện nay đang nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng giới trong môi trường làm việc. Nhiều phụ nữ đã và đang gặt hái thành công rực rỡ trong lĩnh vực này, trở thành những nhà lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu. Vì vậy, ngành CNTT là cơ hội rộng mở cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính.

Cô Rama Kini – EVP Software Services tại Terralogic trong 1 sự kiện về CNTT tại Aptech

Cô Rama Kini – EVP Software Services tại Terralogic trong 1 sự kiện về CNTT tại Aptech

Hiểu lầm 5: Học CNTT cần phải có máy tính mạnh và các thiết bị hiện đại

Dù có các thiết bị hiện đại là một lợi thế, nhưng không phải là điều kiện bắt buộc để học CNTT. Nhiều trường học và trung tâm đào tạo hiện nay đều trang bị cơ sở vật chất tốt và cung cấp các phòng lab hiện đại để học viên thực hành. Hơn nữa, các công cụ học tập trực tuyến và phần mềm mã nguồn mở ngày càng phổ biến, giúp bạn học tập và thực hành một cách hiệu quả mà không cần đầu tư quá nhiều vào thiết bị cá nhân.

Tại Aptech trang bị máy tính cho học viên, đảm bảo môi trường học tập tốt nhất

Tại Aptech trang bị máy tính cho học viên, đảm bảo môi trường học tập tốt nhất

Chương trình đào tạo lập trình viên chất lượng quốc tế tại Aptech

Nếu bạn đã sẵn sàng vượt qua những hiểu lầm và quyết định theo đuổi ngành CNTT, thì chương trình đào tạo tại Aptech sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế từ cơ bản đến nâng cao, Aptech đào tạo 2 chuyên ngành chính là Công nghệ phần mềm (ACCP) và Khoa học dữ liệu – Trí tuệ nhân tạo (ACN Pro) với sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành theo các dự án thực tế đáp ứng theo nhu cầu doanh nghiệp tuyển dụng. Ngoài ra, Aptech còn có mạng lưới liên kết với các đối tác doanh nghiệp, mang đến cho học viên cơ hội thực tập và làm việc tại các công ty hàng đầu trong và ngoài nước.

Các chuyến tham quan tại doanh nghiệp giúp học viên Aptech kết nối các chuyên gia trong ngành và mở rộng cơ hội làm việc

Các chuyến tham quan tại doanh nghiệp giúp học viên Aptech kết nối các chuyên gia trong ngành và mở rộng cơ hội làm việc

Với phương châm "Học đi đôi với hành", Aptech luôn cam kết mang đến cho học viên môi trường học tập chuyên nghiệp nhằm cung cấp không chỉ những kiến thức chuyên môn mà còn có những kỹ năng làm việc thực tế để học viên được phát triển tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình đào tạo CNTT uy tín và chất lượng, Aptech sẽ là điểm đến lý tưởng để hiện thực hóa ước mơ và khẳng định bản thân trong ngành CNTT.

Xem thêm chương trình đào tạo Aptech tại đây: https://aptechvietnam.com.vn

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/nganh-cntt-va-5-hieu-lam-khien-ban-ban-khoan-lua-chon-20240801142447909.htm