Ngành công nghệ thực phẩm: Ra trường làm gì?
Trong những năm gần đây, ngành học về thực phẩm là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành công nghệ thực phẩm là gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao?
Thị trường lao động tiềm năng
Với thị trường quy mô hơn 98 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe. Theo Vietnam Report, Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) được thông qua vào đầu tháng 2/2020 tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào các thị trường tiềm năng tại nước ngoài. Công nghệ chế biến thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Do đó, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đại diện Trường Đại học Phan Thiết cho biết, công nghệ thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất. Ngành học này đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Sinh viên theo học tại Trường Đại học Phan Thiết sẽ được học tập trung vào 3 mảng chính: công nghệ chế biến thực phẩm, an toàn chất lượng thực phẩm và quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm. Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy…
Về cơ hội nghề nghiệp?
Tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí: Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm, nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng nghiên cứu - phát triển sản phẩm; phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm; tư vấn về quy định và luật thực phẩm; chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng; nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài…
Chọn Trường Đại học Phan Thiết để học chuyên ngành công nghệ thực phẩm với các lý do? Trường đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trường nằm trong 30 trường đại học đầu tiên được xếp hạng 3 sao UPM (University Performance Metrics); học phí thấp so với các trường đại học ngoài tỉnh; học bổng dành cho học sinh khá, giỏi lớp 12 hấp dẫn (giảm 50-100% học phí học kỳ 1 năm nhất); thời gian đào tạo được rút ngắn trong 3,5 năm; đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm (CNTP); chương trình đào tạo sát thực tế, chú trọng thực hành; sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm cao…
Nguồn Bình Thuận: https://baobinhthuan.com.vn/nganh-cong-nghe-thuc-pham-ra-truong-lam-gi-98537.html