Ngày 28/5: Số ca mắc COVID-19 mới 1.114, tử vong 0 ca
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 27/5 đến 16h ngày 28/5, hệ thống y tế cả nước đã ghi nhận 1.114 ca nhiễm COVID-19 mới giảm 125 ca so với ngày trước đó.
Nhiều ngày số ca mắc COVID-19 tử vong về không
Các tỉnh ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới nhiều có Hà Nội (285), Vĩnh Phúc (70), Yên Bái (68), Phú Thọ (66), Nghệ An (59), Lào Cai (53), Tuyên Quang (48), Quảng Ninh (48), TP. Hồ Chí Minh (31);
Bắc Kạn (31), Thái Nguyên (31), Thái Bình (27), Quảng Bình (22), Hòa Bình (19), Hà Nam (17), Quảng Trị (16), Hưng Yên (16), Nam Định (16), Sơn La (14), Hải Dương (14), Hải Phòng (13), Hà Tĩnh (13).
Số ca tử vong do COVID-19 đã về con số không.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 1.256 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.716.361 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.248 ca nhiễm).
Cũng theo Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 8.463 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi 9.439.913 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 189 ca.
Từ 17h30 ngày 27/5 đến 17h30 ngày 28/5 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 0 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.078 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Viêm gan bí ẩn đã xuất hiện tại 33 quốc gia
Căn bệnh bí ẩn này xuất hiện ở 33 quốc gia, tăng 36 trường hợp so với thông báo gần nhất từ WHO và 99 trường hợp khác đang chờ phân loại.
Khoảng 1/3 trong số 650 trường hợp kể trên (tương đương 222 ca) là xảy ra tại Anh và thêm 216 trường hợp được ghi nhận tại Mỹ - theo thông báo từ WHO.
Hầu hết các trường hợp trẻ em mắc viêm gan cấp tính đang được theo dõi, đều mắc bệnh từ tháng 3, tháng 4 năm nay.
WHO cho biết, những trường hợp đang được xem xét đến nay cho thấy có nhiều sự khác biệt so với những gì các bác sĩ đã nhận thấy trước đó. Bệnh viêm gan diễn biến nhanh và dường như có triệu chứng lâm sàng nặng hơn, tỉ lệ trẻ diễn biến suy gan cao hơn.
Trong số 156 trường hợp nhập viện, khoảng 14% trẻ phải điều trị tích cực, 12% trẻ cần ghép gan.
WHO chưa xác định được liệu tỉ lệ này có phải là bất thường so với những dự đoán tỉ lệ trẻ viêm gan thông thường trong cùng thời gian hay không.
Hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng (khoảng 75%) là dưới 5 tuổi và đều khỏe mạnh trước khi bị bệnh.
Các nguyên nhân thông thường dẫn đến viêm gan là do virus viêm gan A, B, C, D và E, nhưng các trường hợp kể trên lại không phải do các virus này.
Cho đến nay, mối liên hệ lớn nhất mà giới y tế tìm thấy giữa các trường hợp viêm gan cấp tính bí ẩn là với một loại virus có tên là Adenovirus 41 - gây khó chịu ở dạ dày như tiêu chảy và nôn mửa.
Nhiều trẻ đã xuất hiện những triệu chứng trên trước khi bị vàng da - dấu hiệu điển hình khi gan gặp vấn đề.