Ngày Tết dùng mộc nhĩ chế biến món ăn nhất định phải biết điều này, nếu không sẽ thành 'thuốc độc'

Mộc nhĩ là món không thể thiếu để chế biến món ăn ngày Tết, đặc biệt là những món truyền thống như: nem cuốn, thịt đông, canh măng và các món xào…

Theo các nhà khoa học, mộc nhĩ có nhiều công dụng cho sức khỏe. Ăn mộc nhĩ một lượng vừa phải sẽ giúp ngăn chặn được các bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến, nhồi máu cơ tim, giúp máu lưu thông hơn nên duy trì trí nhớ tốt.

Ngoài ra, mộc nhĩ còn có tác dụng hạ mỡ máu, chống nghẽn mạch, rất thích hợp cho những người mắc bệnh tim mạch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do chế biến được nhiều món và muốn tận dụng thời gian nên nhiều bà nội trợ mang tâm lý "ngâm một thể". Tuy nhiên việc ngâm mộc nhĩ trong thời gian dài cực kỳ nguy hiểm, thậm có thể biến thành chất độc. Thực tế, đã có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày. Vì vậy, đây là điều cần hết sức cảnh giác.

Mộc nhĩ thường mọc ở các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên có tỷ lệ gặp nấm mốc rất cao. Ngoài ra, trong quá trình sơ chế, bảo quản cũng có thể bị nấm mốc xâm nhập nên việc chế biến trước khi nấu là rất quan trọng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiệt độ trong nhà của chúng ta tương đối cao, do đó thời gian ngâm mộc nhĩ không được vượt quá 8 tiếng, bằng không, các vi khuẩn sẽ sản sinh tăng gấp nhiều lần, và từ đó có thể gây các độc tố đe dọa đến sức khỏe của con người.

Ngâm mộc nhĩ đúng cách để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng

Các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ. Trước khi ngâm nên rửa sạch bụi bẩn. Ngâm bằng nước lạnh để mộc nhĩ sẽ nở dần ra, trong quá trình đó nếu ngâm được lâu trong nước thì các loại nấm mốc cũng được hòa tan.

Trong trường hợp ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, mộc nhĩ sẽ nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước. Ngoài ra, khi chế biến mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn, không dễ bảo quản, cất giữ.

Chú ý, sau khi ngâm, những phần nào trên mộc nhĩ vẫn co chặt mà không có hiện tượng nở mềm thì nên bỏ đi, không ăn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4 công dụng tốt nhất của mộc nhĩ với sức khỏe

Làm giảm táo bón: Đối với bệnh nhân táo bón hoặc những người có vấn đề tương tự thì ăn một lượng mộc nhĩ đen thích hợp có thể đóng vai trò tốt trong việc điều chỉnh hoạt động của đường ruột, giảm nhanh tình trạng táo bón.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Mộc nhĩ đen chứa vitamin K, canxi và các chất dinh dưỡng khác, có thể ức chế hiệu quả tình trạng tụ máu trong, ngăn ngừa triệu cục máu đông to dần lên.

Giúp giảm cân: Mộc nhĩ đen chứa nhiều chất pectin, sẽ nhanh chóng nở ra trong ruột sau khi ăn. Đây là điều khiến cho bạn có cảm giác no nhanh hơn ở dạ dày, hỗ trợ giảm cân.

Tác dụng làm sạch phổi: Đây là món ăn được khuyến khích dành cho những người thích hút thuốc, vì mộc nhĩ đen có vai trò làm sạch phổi, ăn nhiều sẽ có tác dụng vệ sinh phổi, nhuận phổi một cách tối ưu.

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/ngay-tet-dung-moc-nhi-che-bien-mon-an-nhat-dinh-phai-biet-dieu-nay-neu-khong-se-thanh-thuoc-doc-20210202162438192.htm