Nghệ An: Dòng người thành kính dâng hương tưởng niệm nhân ngày giỗ lần thứ 55 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 24/8 (21/7 năm Giáp Thìn), tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, tỉnh Nghệ An trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm nhân lễ giỗ lần thứ 55 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (21/7 năm Kỷ Dậu 1969 - 21/7 năm Giáp Thìn 2024).

 Cách đây 55 năm, vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 (nhằm ngày 21/7 năm Kỷ Dậu), Bác Hồ kính yêu đã từ biệt chúng ta về cõi vĩnh hằng. Người ra đi để lại muôn vàn niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn dân, bạn bè trên toàn thế giới và quê hương Nghệ An. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng trong lòng mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn nhớ về Bác.

Cách đây 55 năm, vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 (nhằm ngày 21/7 năm Kỷ Dậu), Bác Hồ kính yêu đã từ biệt chúng ta về cõi vĩnh hằng. Người ra đi để lại muôn vàn niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn dân, bạn bè trên toàn thế giới và quê hương Nghệ An. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng trong lòng mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn nhớ về Bác.

 Lễ tưởng niệm nhân ngày giỗ lần thứ 55 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp vô cùng đặc biệt để tưởng nhớ, ôn lại thân thế, sự nghiệp, công lao và những cống hiến to lớn của Bác đối với đất nước, quê hương; đồng thời cũng là dịp để tiếp tục nhắc nhở mỗi người thực hiện tốt hơn nữa Di chúc thiêng liêng của Bác.

Lễ tưởng niệm nhân ngày giỗ lần thứ 55 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp vô cùng đặc biệt để tưởng nhớ, ôn lại thân thế, sự nghiệp, công lao và những cống hiến to lớn của Bác đối với đất nước, quê hương; đồng thời cũng là dịp để tiếp tục nhắc nhở mỗi người thực hiện tốt hơn nữa Di chúc thiêng liêng của Bác.

 Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khó, nhiều hy sinh, Người luôn dành toàn bộ tâm trí, sức khỏe cho sự nghiệp cách mạng; nhưng dù ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào, quê hương Nam Đàn, Nghệ An vẫn luôn tha thiết, canh cánh và đau đáu một nỗi niềm, một tình cảm trọn vẹn trong tim Bác.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khó, nhiều hy sinh, Người luôn dành toàn bộ tâm trí, sức khỏe cho sự nghiệp cách mạng; nhưng dù ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào, quê hương Nam Đàn, Nghệ An vẫn luôn tha thiết, canh cánh và đau đáu một nỗi niềm, một tình cảm trọn vẹn trong tim Bác.

 Theo thống kê, từ năm 1930 đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng, Bác Hồ có 9 bài báo, 31 bức thư, 10 bài nói chuyện, 3 bức điện, 2 lần về thăm, 1 lời đề tựa nói đến quê hương Nghệ An hoặc trực tiếp trò chuyện thân tình với nhân dân, cán bộ Nghệ An.

Theo thống kê, từ năm 1930 đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng, Bác Hồ có 9 bài báo, 31 bức thư, 10 bài nói chuyện, 3 bức điện, 2 lần về thăm, 1 lời đề tựa nói đến quê hương Nghệ An hoặc trực tiếp trò chuyện thân tình với nhân dân, cán bộ Nghệ An.

 Chỉ 15 ngày sau khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người có Thư riêng “gửi các đồng chí bản tỉnh” với lời căn dặn ân cần, lòng mong mỏi và nỗi nhớ thương tha thiết.

Chỉ 15 ngày sau khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người có Thư riêng “gửi các đồng chí bản tỉnh” với lời căn dặn ân cần, lòng mong mỏi và nỗi nhớ thương tha thiết.

 Do bận trăm công nghìn việc của Đảng, của dân để kháng chiến, kiến quốc, Bác chỉ có hai lần về thăm quê hương vào các năm 1957 và 1961. Ngày 14/6/1957, về thăm quê hương lần thứ nhất, Người xúc động nói: “Quê hương nghĩa trọng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.

Do bận trăm công nghìn việc của Đảng, của dân để kháng chiến, kiến quốc, Bác chỉ có hai lần về thăm quê hương vào các năm 1957 và 1961. Ngày 14/6/1957, về thăm quê hương lần thứ nhất, Người xúc động nói: “Quê hương nghĩa trọng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.

 Trong bức thư cuối cùng ngày 21/7/1969 gửi Ban Chấp hành Đảng bộ Nghệ An, Bác căn dặn nhiều điều đối với tỉnh nhà và nêu một mong muốn với quê hương. “Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, có tài nguyên phong phú, nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Bác mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

Trong bức thư cuối cùng ngày 21/7/1969 gửi Ban Chấp hành Đảng bộ Nghệ An, Bác căn dặn nhiều điều đối với tỉnh nhà và nêu một mong muốn với quê hương. “Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, có tài nguyên phong phú, nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Bác mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An luôn tâm niệm Bức thư cuối cùng Bác gửi trước lúc đi xa là bản Di chúc thiêng liêng dành riêng cho quê hương và luôn nhận thức sâu sắc về giá trị lý luận, thực tiễn, ý nghĩa to lớn, mang tính thời sự của văn kiện quan trọng này.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An luôn tâm niệm Bức thư cuối cùng Bác gửi trước lúc đi xa là bản Di chúc thiêng liêng dành riêng cho quê hương và luôn nhận thức sâu sắc về giá trị lý luận, thực tiễn, ý nghĩa to lớn, mang tính thời sự của văn kiện quan trọng này.

 Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong 55 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đã nỗ lực, quyết tâm cụ thể hóa di huấn của Người thành các hành động cách mạng; qua đó tham gia đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; đổi mới xây dựng quê hương, phấn đấu vươn lên và đã đạt được những kết quả vượt bậc trên các lĩnh vực.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong 55 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An đã nỗ lực, quyết tâm cụ thể hóa di huấn của Người thành các hành động cách mạng; qua đó tham gia đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; đổi mới xây dựng quê hương, phấn đấu vươn lên và đã đạt được những kết quả vượt bậc trên các lĩnh vực.

 Tại buổi lễ, các đồng chí trong Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương, huyện Nam Đàn, đại biểu các dòng họ Nguyễn Sinh, Hoàng Xuân, Hà và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại buổi lễ, các đồng chí trong Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương, huyện Nam Đàn, đại biểu các dòng họ Nguyễn Sinh, Hoàng Xuân, Hà và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trần Phong

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nghe-an-dong-nguoi-thanh-kinh-dang-huong-tuong-niem-nhan-ngay-gio-lan-thu-55-cua-chu-tich-ho-chi-minh-post309118.html