Nghệ An: Ra mắt 2 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng ở huyện Quỳ Hợp

Sáng 15/5, tại xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) đã ra mắt 2 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng, nâng tổng số lên 79 mô hình trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Mô hình được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong tuyên truyền, vận động người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cũng như góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới và những tập tục văn hóa có hại đã và đang là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ, trẻ em.

 Hội LHPN xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) ra mắt 2 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng cho cho bản Na Lâu và bản Choọng Bùng.

Hội LHPN xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) ra mắt 2 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng cho cho bản Na Lâu và bản Choọng Bùng.

Sáng 15/5, tại xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), Hội LHPN xã Châu Lý đã ra mắt 2 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng cho bản Na Lâu và bản Choọng Bùng. Chương trình đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng của lãnh đạo chính quyền địa phương, phụ nữ, trẻ em gái và người dân tại cộng đồng, nhất là nam giới. Bản Na Lâu, bản Choọng Bùng – là hai bản của đồng bào dân tộc Thái, thuộc địa bàn triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030.

Sáng 15/5, tại xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), Hội LHPN xã Châu Lý đã ra mắt 2 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng cho bản Na Lâu và bản Choọng Bùng. Chương trình đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng của lãnh đạo chính quyền địa phương, phụ nữ, trẻ em gái và người dân tại cộng đồng, nhất là nam giới. Bản Na Lâu, bản Choọng Bùng – là hai bản của đồng bào dân tộc Thái, thuộc địa bàn triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030.

Việc thành lập Tổ truyền thông cộng đồng là một chỉ tiêu quan trọng của Dự án 8.

Việc thành lập Tổ truyền thông cộng đồng là một chỉ tiêu quan trọng của Dự án 8.

"Các tổ truyền thông được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong tuyên truyền, vận động người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới và những tập tục văn hóa có hại đã và đang là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ, trẻ em”, bà Ngân Thị An, Chủ tịch Hội LHPN xã Châu Lý phát biểu khai mạc.

"Các tổ truyền thông được xác định là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong tuyên truyền, vận động người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới và những tập tục văn hóa có hại đã và đang là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ, trẻ em”, bà Ngân Thị An, Chủ tịch Hội LHPN xã Châu Lý phát biểu khai mạc.

Mỗi tổ truyền thông cộng đồng có từ 7 - 10 thành viên. Thành phần tham gia gồm: Bí thư chi bộ thôn/trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, đại diện Ban Công tác Mặt trận/các đoàn thể ở địa phương; Người có uy tín trong cộng đồng, hội viên nòng cốt, người có khả năng tuyên truyền, vận động trên địa bàn như giáo viên, cán bộ y tế, bộ đội biên phòng…

Mỗi tổ truyền thông cộng đồng có từ 7 - 10 thành viên. Thành phần tham gia gồm: Bí thư chi bộ thôn/trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, đại diện Ban Công tác Mặt trận/các đoàn thể ở địa phương; Người có uy tín trong cộng đồng, hội viên nòng cốt, người có khả năng tuyên truyền, vận động trên địa bàn như giáo viên, cán bộ y tế, bộ đội biên phòng…

“Chúng tôi sẽ cố gắng, nỗ lực để thực hiện tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, làm sao để Dự án 8 có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực, góp phần thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ, trẻ em. Góp phần đưa Na Lâu ngày càng phát triển giàu đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, bà Nguyễn Thị Phương, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Na Lâu, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng bản Na Lâu chia sẻ.

“Chúng tôi sẽ cố gắng, nỗ lực để thực hiện tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, làm sao để Dự án 8 có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực, góp phần thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ, trẻ em. Góp phần đưa Na Lâu ngày càng phát triển giàu đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, bà Nguyễn Thị Phương, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Na Lâu, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng bản Na Lâu chia sẻ.

Bên cạnh 2 mô hình vừa mới ra mắt, trong những năm qua, Hội LHPN xã Châu Lý đã triển khai nhiều hoạt động của Dự án 8 trên địa bàn xã như: Ra mắt tại 8 Tổ truyền thông cộng đồng tại 8 bản; Tuyên truyền được 8 cuộc truyền thông tại các xóm bản; Ra mắt 1 mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” ở Trường PTDTBT THCS Châu Lý; 1 cuộc truyền thông chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên ở Trường PTDTBT THCS Châu Lý; Giao lưu sân khấu hóa gia các Tổ truyền thông tại bản Khúa; Chi trả 2 lần chế độ cho phụ nữ sinh con đúng chính sách tại cơ sở y tế,…

Bên cạnh 2 mô hình vừa mới ra mắt, trong những năm qua, Hội LHPN xã Châu Lý đã triển khai nhiều hoạt động của Dự án 8 trên địa bàn xã như: Ra mắt tại 8 Tổ truyền thông cộng đồng tại 8 bản; Tuyên truyền được 8 cuộc truyền thông tại các xóm bản; Ra mắt 1 mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” ở Trường PTDTBT THCS Châu Lý; 1 cuộc truyền thông chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên ở Trường PTDTBT THCS Châu Lý; Giao lưu sân khấu hóa gia các Tổ truyền thông tại bản Khúa; Chi trả 2 lần chế độ cho phụ nữ sinh con đúng chính sách tại cơ sở y tế,…

“Qua thời gian triển khai, các hoạt động của Dự án 8 đã tác động nhận thức, thay đổi tư duy của hội viên và người dân trên địa bàn xã Châu Lý. Từ đó đời sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho từng địa phương được hưởng lợi và được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao”, bà Vi Thị Năm, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Điều hành Dự án 8 xã Châu Lý đánh giá.

“Qua thời gian triển khai, các hoạt động của Dự án 8 đã tác động nhận thức, thay đổi tư duy của hội viên và người dân trên địa bàn xã Châu Lý. Từ đó đời sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho từng địa phương được hưởng lợi và được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao”, bà Vi Thị Năm, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Điều hành Dự án 8 xã Châu Lý đánh giá.

Trong khuôn khổ chương trình, Hội LHPN xã Châu Lý đã tổ chức Liên hoan giao lưu sân khấu hóa giữa các Tổ truyền thông cộng đồng; Tổ chức Chiến dịch truyền thông, tuyên truyền vận động, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới. Nhìn chung, các hoạt động trên đã đã huy động sự tham gia tích cực của chị em, nâng cao nhận thức, năng lực giúp cho phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua những rào cản. Tăng cường vai trò, tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em tại xã Châu Lý trong giai đoạn hiện nay.

Trong khuôn khổ chương trình, Hội LHPN xã Châu Lý đã tổ chức Liên hoan giao lưu sân khấu hóa giữa các Tổ truyền thông cộng đồng; Tổ chức Chiến dịch truyền thông, tuyên truyền vận động, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới. Nhìn chung, các hoạt động trên đã đã huy động sự tham gia tích cực của chị em, nâng cao nhận thức, năng lực giúp cho phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua những rào cản. Tăng cường vai trò, tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em tại xã Châu Lý trong giai đoạn hiện nay.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nghe-an-ra-mat-2-mo-hinh-to-truyen-thong-cong-dong-o-huyen-quy-hop-20250515154518558.htm