Thuyền nan là vật dụng không thể thiếu của ngư dân vùng sông nước Quảng Ninh. Với đặc trưng nhẹ và cơ động, loại thuyền này không chỉ là phương tiện di chuyển, vận chuyển hàng hóa, đánh bắt gần bờ mà có khi đó còn là nơi sinh sống của cả gia đình người ngư dân. Làm thuyền nan không khó nhưng gồm những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Bước đầu tiên là chọn tre đan, nhưng phải là tre già, chẻ đều, chiều rộng mỗi nan từ 2 – 2,5 cm, chiều dài nan tùy thuộc vào từng loại thuyền khác nhau
Ông Vũ Văn Thuận, đã 30 năm làm nghề đan thuyền cho biết, nhiều người nghĩ “nghề đan lát” thì công việc nhẹ nhàng nhưng thật ra ngoài sự khéo léo, người thợ đan thuyền còn cần sức khỏe mới làm được các công đoạn nặng như: chẻ nan, vào khung thuyền…
Để tạo hình chiếc thuyền, cho mê thuyền vào khuôn, sau đó dùng sức người đứng lên và dậm chặt xuống để mê thành hình của khuôn đào
Công đoạn cạp thuyền là dùng tre cạp lại, cũng phải là tre già, đường kính thân tre từ 8-10 cm, tùy theo kích cỡ của thuyền.
Nấu nhựa đường tới nhiệt độ 500 độ C trong vòng 2-3 tiếng cho nhựa chảy thành chất lỏng
Sau khi khuôn cạp đưa lên bó cốt bằng phân trâu bò nhão và phơi khô 2 đến 3 nắng, đem sơn tiếp bằng bằng nhựa đường lên đáy thuyền. Công đoạn này để chống nước cho thuyền
Công đoạn cuối cùng sau khi sơn hoàn chỉnh là lắp thang trong lòng thuyền. Hiện nay, cả làng nghề còn khoảng hơn 200 hộ làm thuyền nan
Ngoài làm thuyền nan to để phục vụ cho ngư dân, người dân làng Hưng Học còn tạo ra các sản phẩm thuyền nan nhỏ phục vụ cho du lịch với giá từ 200 – 500 nghìn đồng/chiếc
Làng Hưng Học không chỉ có nổi tiếng với nghề đan thuyền nan mà còn được mọi người biết đến với các sản phẩm lờ bắt cá
Giá thành một chiếc thuyền hoàn chỉnh được bán ra với giá từ 1,5 - 20 triệu đồng, tùy thuộc vào trọng tải. Các sản phẩm thường được tiêu thụ cho tỉnh Hạ Long, Móng Cái và các tỉnh lân cận… Dự kiến đến tháng 10 năm nay, làng Hưng Học sẽ có quyết định công nhận là làng nghề truyền thống của Việt Nam.
CTV Nguyễn Hiệp/VOV.VN