Nghề 'ngắt hoa, bẻ nụ' kiếm tiền ngày cận Tết

Những ngày này tại các vườn hoa ở Thừa Thiên Huế nhiều lao động tự do được thuê đến để 'ngắt hoa, bẻ nụ', công việc mang lại thu nhập tốt cho người dân dịp cận Tết.

Những ngày này ở Thừa Thiên Huế tại các vườn hoa trên địa bàn luôn tất bậc nhộn nhịp cảnh người lao động tự do được thuê ngắt nụ hoa cúc nhằm cho hoa nở rộ đúng dịp Tết. Công việc mang tính thời vụ nhưng mang lại thu nhập tốt

Những ngày này ở Thừa Thiên Huế tại các vườn hoa trên địa bàn luôn tất bậc nhộn nhịp cảnh người lao động tự do được thuê ngắt nụ hoa cúc nhằm cho hoa nở rộ đúng dịp Tết. Công việc mang tính thời vụ nhưng mang lại thu nhập tốt

Mỗi người có thể làm từ 4 đến 8 tiếng, mức lương dao động khoảng 20.000 đồng/giờ.

Mỗi người có thể làm từ 4 đến 8 tiếng, mức lương dao động khoảng 20.000 đồng/giờ.

Theo chia sẻ của các chủ vườn, mục đích của việc ngắt những nụ hoa cúc ở các nách lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các nụ chính. Ngắt nụ kịp thời, hoa sẽ nở đồng đều hơn, mật độ phân nhánh cũng tốt hơn, giá trị thương phẩm của cành hoa cao hơn.

Theo chia sẻ của các chủ vườn, mục đích của việc ngắt những nụ hoa cúc ở các nách lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các nụ chính. Ngắt nụ kịp thời, hoa sẽ nở đồng đều hơn, mật độ phân nhánh cũng tốt hơn, giá trị thương phẩm của cành hoa cao hơn.

Ông Phạm Văn Phúc (47 tuổi, chủ một vườn hoa cúc tại phường Thủy Vân, thị xã Hương Thủy ) cho biết, để cúc hoa ra kịp Tết, vào thời điểm này vườn ông bắt đầu thuê người đến ngắt nụ. Trung bình, vườn hoa của ông có từ 3 - 7 lao động/ngày. Tùy theo chất lượng làm việc, mỗi người có thể kiếm từ 150.000 - 200.000 đồng mỗi ngày.

Ông Phạm Văn Phúc (47 tuổi, chủ một vườn hoa cúc tại phường Thủy Vân, thị xã Hương Thủy ) cho biết, để cúc hoa ra kịp Tết, vào thời điểm này vườn ông bắt đầu thuê người đến ngắt nụ. Trung bình, vườn hoa của ông có từ 3 - 7 lao động/ngày. Tùy theo chất lượng làm việc, mỗi người có thể kiếm từ 150.000 - 200.000 đồng mỗi ngày.

Công việc này khá nhẹ nhàng, lương lấy theo ngày nên hầu hết các chủ vườn đều ưu tiên cho những lao động lớn tuổi, chăm chỉ và chịu khó.

Công việc này khá nhẹ nhàng, lương lấy theo ngày nên hầu hết các chủ vườn đều ưu tiên cho những lao động lớn tuổi, chăm chỉ và chịu khó.

Chị Trần Thị Loan (45 tuổi, phường Thủy Vân, TP. Huế) chia sẻ, do ảnh hưởng dịch bệnh nên chị đã tạm ngưng công việc làm thuê của mình trong một thời gian dài. Khi nghe nói đến công việc này, chị đã tham gia để có thêm thu nhập trang trải cho gia đình. "Tiền lương ở đây được trả 20.000 đồng/giờ và lấy liền trong ngày. Mỗi ngày tôi đội mưa 8 tiếng thì có thể kiếm được 160.000 đồng. Ai chịu khó hơn, làm xong khu này, chạy sang khu khác thì có thể thu nhập được vài triệu một mùa là chuyện thường", chị Loan cho biết.

Còn chị Trần Thị Hạnh (41 tuổi, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang) cho biết, hằng ngày chị bắt đầu làm từ 8h sáng và kết thúc công việc lúc 17h. Công việc chính là ngắt nụ cho hoa cúc. Lương được trả theo giờ, một ngày có thể thu nhập được 150.000 - 200.000 đồng".

Còn chị Trần Thị Hạnh (41 tuổi, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang) cho biết, hằng ngày chị bắt đầu làm từ 8h sáng và kết thúc công việc lúc 17h. Công việc chính là ngắt nụ cho hoa cúc. Lương được trả theo giờ, một ngày có thể thu nhập được 150.000 - 200.000 đồng".

Việc nhẹ, lương cao nên nghề ngắt nụ hoa cúc dù cũ nhưng chưa bao giờ hết sức hút. Tuy nhiên công việc đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỉ để không làm gãy nụ cái, cũng cần chịu khó bởi phải đứng hàng giờ dưới mưa to, nắng lớn

Việc nhẹ, lương cao nên nghề ngắt nụ hoa cúc dù cũ nhưng chưa bao giờ hết sức hút. Tuy nhiên công việc đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỉ để không làm gãy nụ cái, cũng cần chịu khó bởi phải đứng hàng giờ dưới mưa to, nắng lớn

Ông Nguyễn Văn Lớn (69 tuổi, thôn Dạ Lê, xã Thủy Vân) cho biết, thông thường, người dân cần thời gian 06 tháng để trồng được một vụ hoa cúc trong chậu. Trong đó, công việc chủ yếu của tháng đầu tiên là gieo hạt, chăm sóc cây nhỏ, hai tháng kế tiếp sẽ thắp bóng điện ban đêm để kích thích cây mọc; đến tháng thứ 4, bóng điện phải tắt hoàn toàn để cho cây ra nụ và 2 tháng cuối sẽ thắp bóng trở lại, chăm sóc kích thích cho bông, lá nở to đẹp… “Vụ mùa năm nay lo nguy cơ dịch bệnh phức tạp kéo theo việc nhu cầu chơi hoa của người dân giảm mạnh nên gia đình tôi đã trồng khoảng một nữa so với năm ngoái nên việc thuê nhân công chăm sóc cũng ít hơn”, ông Lớn cho biết.

Do tình hình dịch bệnh, không khí tại các làng hoa im ắng hơn mọi năm. Nhưng những người trồng hoa tại Thừa Thên Huế đều hi vọng năm nay hoa sẽ bán được giá để gia đình có cái tết sum vầy, ấm no.

Nguyễn Hiền

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/nghe-ngat-hoa-be-nu-kiem-tien-ngay-can-tet-d177920.html