Nghèo rớt mồng tơi bỗng đổi đời nhờ thứ rác thải này
Với đầu óc kinh doanh nhạy bén, nhiều gia đình Việt đã đổi đời nhờ biết 'đãi vàng trong rác'.
Ít ai biết rằng những loại rác thải tưởng như bỏ đi dưới đây lại có thể mang tới nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho nhiều gia đình ở Việt Nam.
Đầu tiên là trường hợp đổi đời nhờ kinh doanh củi trấu. Được biết, củi trấu là phần mà mọi người thường vứt đi sau khi thu hoạch hạt lúa.
Anh Đức Quân sống tại Bến Tre đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu về vỏ trấu. Anh chia sẻ, củi trấu hoàn toàn có thể được sử dụng để làm nguyên liệu cho các lò hơi.
Không chỉ đảm bảo an toàn môi trường, củi trấu còn là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, số lượng dồi dào nên chi phí nhập hàng rất thấp.
Hiểu được giá trị kinh tế của vỏ trấu, anh đã bắt tay vào sản xuất củi trấu và trấu viên. Đặc biệt, mỗi tháng anh có thể thu lại lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu đồng - một con số đáng mơ ước đối với nhiều người.
Bên cạnh vỏ trấu, bã mía cũng là thứ trước đây"có cho cũng không ai thèm lấy". Nhưng nếu sở hữu óc kinh doanh nhạy bén, bạn hoàn toàn có thể dùng bã mía để kiếm thu nhập “khủng”.
Một trong những người thành công trong việc ứng dụng bã mía vào làm giàu ở Việt Nam là anh Trần Phúc Hậu (Bến Tre).
Cụ thể, anh đã thành công ứng dụng và điều chế thức ăn chăn nuôi từ bã mía để nuôi tôm. Theo anh tiết lộ, bằng cách ủ bột bã mía để làm thức ăn, số lượng tôm chết hàng loạt trong các năm đã giảm đi đáng kể.
Việc bán chế phẩm từ nguồn nguyên liệu giá rẻ và an toàn này đã giúp anh nhận được nhiều sự ủng hộ và kiếm được số tiền lên tới 30 - 40 triệu đồng/tháng.
Trước đây, cây trầu thường chỉ được trồng nhỏ lẻ tại 1 số hộ gia đình Việt. Có lẽ không ai nghĩ rằng việc kinh doanh lá trầu lại có thể mang tới lợi nhuận lên tới hàng chục triệu đồng.
Tuy nhiên, tại xã Nghi Ân (Nghệ An), cuộc sống của người dân nơi đây được phất lên chính là nhờ việc xuất khẩu trầu sang nước ngoài.
Với giá bán từ 8.000-10.000 đồng/mớ trầu không (giá thay đổi tùy thời điểm), nhiều hộ gia đình nơi đây có thể kiếm được thu nhập ổn định từ 25-35 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh bã mía, củi trấu thì bèo tây cũng là 1 trong những loại cây ngỡ bỏ đi, ai dè chính là bước đệm đổi đời cho người nông dân.
Tại tỉnh Ninh Bình, đan bèo tây thành đồ thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu là một nghề rất phổ biến, mang lại thu nhập ổn định. Công việc này yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết, nhưng số tiền nhận được cũng xứng đáng với công sức bỏ ra. Với những người lành nghề, số tiền kiếm được có thể lên tới 500 - 1 triệu đồng/ngày.