Nghịch lý ngành đường sắt Việt Nam: Ngửa tay đi 'ăn xin' đến bao giờ?

Tổng công ty ĐSVN vừa xin 2.500 tỷ để xóa đường ngang và xin 35 tỷ để duy trì 3 đoàn tàu. Việc càng làm càng lỗ khiến nhiều người đặt câu hỏi nghi ngờ.

Tổng công ty (ĐSVN) vừa có văn bản kiến nghị Bộ GTVT trình Chính phủ bố trí 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trung hạn để làm hàng rào, đường gom nhằm thực hiện mục tiêu từ nay đến năm 2025 xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở.

Tổng công ty ĐSVN vừa có văn bản trình Bộ GTVT kiến nghị bố trí vốn đầu tư các dự án về lập lại hành lang đảm bảo ATGT đường sắt với kinh phí 2.500 tỷ đồng.

Tổng công ty ĐSVN vừa có văn bản trình Bộ GTVT kiến nghị bố trí vốn đầu tư các dự án về lập lại hành lang đảm bảo ATGT đường sắt với kinh phí 2.500 tỷ đồng.

Mới đây, cơ quan này cũng có đề nghị hỗ trợ 35 tỷ đồng để tiếp tục duy trì 3 tuyến đường sắt vì liên tục thua lỗ nhiều tỷ đồng.

Những nghịch lý trong ngành đường sắt bộc lộ bấy lâu khiến nhiều người nghi ngờ và đặt câu hỏi: không biết bao giờ đường sắt Việt Nam mới chịu lớn, không phải “ngửa tay đi xin”, ngay cả khi báo làm ăn có lãi.

Xin kinh phí xóa lối đi tự mở 2.500 tỷ đồng

Tổng công ty ĐSVN vừa có văn bản trình Bộ GTVT kiến nghị bố trí vốn đầu tư các dự án về lập lại hành lang đảm bảo ATGT đường sắt với kinh phí 2.500 tỷ đồng.

Theo đó, từ năm 2012, Tổng công ty đã triển khai các dự án xây dựng hàng rào, đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở. Tuy nhiên, do thiếu vốn, một số dự án đang thi công dở dang phải dừng lại. Trong đó, còn 27,96km đường gom và 17,3km hàng rào cách ly thuộc các dự án công trình khẩn cấp giai đoạn 2; 321km thuộc dự án xây dựng hàng rào, đường gom (phần bổ sung) theo Quyết định 1856, giai đoạn 3.

Tuyến đường sắt già nua cũ kỹ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tuyến đường sắt già nua cũ kỹ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tổng công ty ĐSVN dự kiến xây dựng 673km đường gom, hàng rào cách ly để đóng 2.983 lối đi tự mở qua đường sắt. Kinh phí dự kiến 2.500 tỷ đồng; nguồn vốn từ vốn ngân sách Nhà nước trung hạn 2020-2025.

Ngoài ra, Tổng công ty ĐSVN xây dựng đề án tách cầu đường bộ khỏi cầu chung đường sắt, kinh phí dự kiến là 800 tỷ đồng.

Đến xin đất, xin hỗ trợ...xin bố trí vốn

Liên quan tới ngành đường sắt, mới đây cơ quan này cũng có Long Biên (Hà Nội) - Quán Triều, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng và tuyến Yên Viên - Hạ Long vì liên tục thua lỗ nhiều tỷ đồng.

Nhiều người nghi ngờ và đặt câu hỏi: không biết bao giờ đường sắt Việt Nam mới chịu lớn, không phải “ngửa tay đi xin”, ngay cả khi báo làm ăn có lãi.

Nhiều người nghi ngờ và đặt câu hỏi: không biết bao giờ đường sắt Việt Nam mới chịu lớn, không phải “ngửa tay đi xin”, ngay cả khi báo làm ăn có lãi.

Đáng chú ý, đề xuất đưa ra trong bối cảnh ngành đường sắt vừa có báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 có lãi lớn trong khi lượng hành khách vận chuyển lại sụt giảm.

Điều này cũng đặt ra nhiều nghi vấn có thể đây là mức lãi thật nhưng không nhờ vào hiệu quả kinh doanh mà nhờ vào những cơ chế hỗ trợ, tăng giá vé của ngành đường sắt. Nhưng cũng có nghi ngờ cho rằng đây là mức lãi giả nhằm làm đẹp số liệu để xin thêm dự án.

Trước đó, cơ quan này cũng kiến nghị xin được kêu gọi vốn góp tư nhân xây dựng trung tâm thương mại trong nhà ga. Tiếp đến, ngành đường sắt lại tiếp tục kiến nghị được nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng, khai thác toàn bộ 297 nhà ga theo hình thức góp vốn nhà nước và doanh nghiệp.

Khoang hành khách của chuyến tàu Yên Viên - Hạ Long chỉ chở duy nhất 1 người. Ảnh: Ngươidothi.

Khoang hành khách của chuyến tàu Yên Viên - Hạ Long chỉ chở duy nhất 1 người. Ảnh: Ngươidothi.

Lý giải cho đề xuất trên, ngành đường sắt cho rằng nếu có thể tận dụng được nguồn lực để tránh lãng phí, và dùng giá trị thặng dư đó để bù đắp chi phí xây dựng thì mới có thể có những nhà ga to, đẹp đẽ. Còn nếu nhà ga chỉ phục vụ hành khách thì không bao giờ có thể thu hồi vốn và mãi không thể phát triển được.

Đề xuất trên không nhận được sự đồng thuận của giới chuyên gia. Nhiều lo ngại việc giao toàn quyền quyết định 297 nhà ga cho ngành đường sắt sẽ rất khó kiểm soát, quản lý. Những lo ngại này còn xuất phát từ những sai phạm về đất đai của ngành đường sắt thời gian qua, điều này không tránh khỏi những băn khoăn cho rằng "khi nắm toàn quyền quản lý, sử dụng 297 nhà ga thì việc phân lô, bán đất dễ xảy ra hơn".

Nhiều chuyên gia nói thẳng, phải chấm dứt kiểu làm ăn bao cấp. "Có lẽ bản thân ngành đường sắt đã quen với tư duy bao cấp, "một mình, một chợ", không phải chịu sức ép liên quan tới sản xuất kinh doanh. Không thể chấp nhận được kiểu làm ăn như vậy./.

Theo thống kê của ngành ĐSVN, hiện trên mạng lưới đường sắt Việt Nam có 5.719 giao cắt đồng mức, trong đó đường ngang chính tắc có 1.519, còn lại là 4.058 lối đi tự mở, chiếm hơn 70% tổng số điểm giao cắt đồng mức đường bộ, đường sắt. Ngoài ra, còn có khoảng 14.000 vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Theo ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Tổng công ty ĐSVN cho rằng, để phấn đấu 2025 xóa bỏ tất cả đường ngang lối đi tự mở dân sinh, nguồn vốn đặt ra thực hiện lên tới hơn 7.300 tỷ đồng nhưng khả năng huy động và phân bổ sẽ rất khó khăn?

Phi Long/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/nghich-ly-nganh-duong-sat-viet-nam-ngua-tay-di-an-xin-den-bao-gio-947816.vov