Nghịch lý nhiều trường xếp hạng quốc tế cao nhưng tuyển sinh đại học lại gặp khó

Trường đại học Phenikaa, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng là nhóm trường được các tổ chức xếp hạng quốc tế đánh giá cao nhưng công tác tuyển sinh lại không thu hút thí sinh đăng ký như kỳ vọng.

Xếp hạng quốc tế cao

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố kết quả tuyển sinh đại học năm 2023. Các trường cũng đã công bố điểm chuẩn. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy nhiều trường đại học được các tổ chức giáo dục quốc tế xếp hạng cao nhưng tuyển sinh lại không được như kỳ vọng.

Theo đó, trong vài năm qua, đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Phenikaa, Đại học Duy Tân luôn được đánh giá cao trong các bảng xếp hạng quốc tế.

Theo đó, năm 2022, Đại học Tôn Đức Thắng được xếp thứ hạng 1.001 - 1.200 trong bảng xếp hạng QS WUR 2022. Với kết quả này, Đại học Tôn Đức Thắng là một trong 4 trường đại học của Việt Nam được đánh giá cao.

Được biết, bảng xếp hạng cho 1.300 trường trong tổng số 1.673 cơ sở giáo dục thuộc 93 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, 145 trường lần đầu tiên tham gia xếp hạng.

QS WUR xếp hạng các trường đại học theo 6 tiêu chí, bao gồm đánh giá của học giả (40%), đánh giá của nhà tuyển dụng, số trích dẫn/giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế.

Tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo và nghiên cứu của trường đại học đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, học giả trong và ngoài nước) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua số trích dẫn/giảng viên).

 Nhiều trường xếp hạng quốc tế cao nhưng tuyển sinh đại học lại gặp khó. Ảnh minh họa

Nhiều trường xếp hạng quốc tế cao nhưng tuyển sinh đại học lại gặp khó. Ảnh minh họa

Tương tự Trường Đại học Phenikaa cũng được Tạp chí Times Higher Education (THE) đánh giá cao. Vào đầu tháng 6/2023, Tạp chí Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.

Trường Đại học Phenikaa xếp thứ hạng 801 - 1000 thế giới cùng 8 cơ sở giáo dục đại học khác tại Việt Nam. Theo đó, Trường Đại học Phenikaa lọt top 25% các trường đại học có sức ảnh hưởng nhất trong quan hệ đối tác toàn cầu vì các mục tiêu PTBV theo đánh giá của THE.

Trong đó, SDG 17 - Quan hệ đối tác toàn cầu vì các mục tiêu phát triển bền vững, tiêu chí quan trọng hàng đầu, Phenikaa thuộc top 401 – 600 trên tổng số 1625 trường xếp hạng chỉ số này, tăng hơn 600 bậc so với năm 2022.

Bên cạnh hai trường đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Phenikaa thì Trường Đại học Duy Tân cũng được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học.

Cụ thể, năm 2021 Trường Đại học Duy Tân nằm trong các trường đại học hàng đầu của Việt Nam trên Bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới (CWUR - Center of World University Rankings).

CWUR (thuộc Trung tâm Xếp hạng các Đại học trên Thế giới - The Center of World University Rankings) xếp hạng 2.000 trường trên tổng số gần 25.000 trường đại học trên toàn thế giới, được xem là đơn vị xếp hạng số lượng trường đại học nhiều nhất trên thế giới.

Hệ thống Xếp hạng CWUR được tính theo các tiêu chí sau: Chất lượng giáo dục (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên trường đã giành được những huy chương và giải thưởng quốc tế hàng đầu, tương ứng với số lượng sinh viên của trường;

Việc làm của cựu sinh viên (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên của trường nắm giữ các vị trí CEO (giám đốc điều hành) ở các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới, tương ứng với số lượng sinh viên của trường;

Chất lượng giảng viên (10%): dựa trên số lượng những học giả, nhà nghiên cứu của trường đã giành được những huy chương, huy hiệu, và giải thưởng hàng đầu thế giới;

Hiệu quả nghiên cứu (40%): Khối lượng Nghiên cứu (10%): dựa trên tổng số bài báo nghiên cứu khoa học (quốc tế); Chất lượng Xuất bản (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trên các tạp chí hàng đầu thế giới; Ảnh hưởng của Nghiên cứu (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trên các tạp chí có ảnh hưởng; Lượng Trích dẫn (10%): dựa trên số lượng những bài báo được trích dẫn nhiều nhất.

Đầu vào tuyển sinh lại không như kỳ vọng

Mặc dù được đánh giá cao trong bảng xếp hạng thế giới nhưng các trường này có điểm đầu vào còn thua nhiều đại học vùng. Cụ thể, năm 2023, trường Đại học Duy Tân tuyển sinh trong cả nước các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong nước hoặc nước ngoài đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT với 6.200 chỉ tiêu.

Điểm chuẩn Đại học Duy Tân năm 2023 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT đã được công bố ngày 23/8:

 Nhiều ngành của Đại học Duy Tân có điểm chuẩn thấp (ảnh nguồn internet).

Nhiều ngành của Đại học Duy Tân có điểm chuẩn thấp (ảnh nguồn internet).

So với đại học Duy Tân, Đại học Phenikaa có khả quan hơn khi điểm chuẩn của các ngành trên 20 điểm. Cụ thể điểm chuẩn:

 Mấy năm nay đại học Phenikaa đã nỗ lực để nâng cao chất lượng đầu vào tuyển sinh (ảnh nguồn internet).

Mấy năm nay đại học Phenikaa đã nỗ lực để nâng cao chất lượng đầu vào tuyển sinh (ảnh nguồn internet).

Tuy nhiên mới đây, Trường Đại học Phenikaa thông báo xét tuyển bổ sung các ngành/chương trình đào tạo theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với tổng 790 chỉ tiêu:

 Trường Đại học Phenikaa đang nỗ lực tuyển sinh đạt chỉ tiêu (ảnh nguồn internet).

Trường Đại học Phenikaa đang nỗ lực tuyển sinh đạt chỉ tiêu (ảnh nguồn internet).

Cũng gặp khó trong thu hút thí sinh. Năm nay, sau khi Bộ GD&ĐT thông báo kết quả quét lọc ảo, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng nhanh chóng công bố kế hoạch tuyển sinh bổ sung.

Hàng loạt ngành của trường này đang chưa đủ chỉ tiêu như khoa học môi trường, công nghệ kỹ thuật môi trường, bảo hộ lao động, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, quản lý thể dục thể thao (chuyên ngành golf), quản lý xây dựng.

Chương trình đại học bằng tiếng Anh xét bổ sung các ngành gồm: Việt Nam học (chuyên ngành du lịch và quản lý du lịch), kế toán (chuyên ngành kế toán quốc tế), công nghệ sinh học, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật xây dựng.

Chương trình học tại Phân hiệu Khánh Hòa tuyển bổ sung các ngành: Việt Nam học (chuyên ngành du lịch và lữ hành), kế toán, luật, kỹ thuật phần mềm, quản trị kinh doanh (chuyên ngành quản trị nhà hàng - khách sạn), marketing, ngôn ngữ Anh.

Qua thực tiễn tuyển sinh cho thấy, mặc dù các bảng xếp hạng của nhiều trường cao tuy nhiên niềm tin của phụ huynh và học sinh vào những trường này chưa lớn, nỗ lực thăng hạng là điểm đáng ghi nhận nhưng thực tiễn đào tạo mới là yếu tố quyết định trong tuyển sinh.

Trinh Phúc

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nghich-ly-nhieu-truong-xep-hang-quoc-te-cao-nhung-tuyen-sinh-dai-hoc-lai-gap-kho-post262255.html