Nghịch lý ở Tuyên Quang: Đập tích nước, dân vẫn thiếu nước – mất cả ruộng lẫn rừng

Đập thủy lợi Đồng Trại tại xã Phú Lương (Tuyên Quang) được kỳ vọng đảm bảo nước tưới cho người dân địa phương. Thế nhưng, nhiều hộ dù có ruộng vẫn phải chịu cảnh khô hạn, còn tuyến đường dẫn vào khu rừng sản xuất bị lấp khiến ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Các cơ quan chức năng cho biết sẽ kiểm tra, xác minh và sớm có biện pháp khắc phục.

Video: Người dân phản ánh về việc bị ảnh hưởng sản xuất khi đập thủy lợi Đồng Trại tại xã Phú Lương, tỉnh Tuyên Quang vào hoạt động.

Theo ghi nhận tại đập Đồng Trại (xã Phú Lương), thời điểm này mực nước trong hồ dâng cao. Nước tràn ra làm ngập nhiều đoạn đường đất quanh hồ, có nơi ngập sâu vài chục cm đến cả mét.

Theo ghi nhận tại đập Đồng Trại (xã Phú Lương), thời điểm này mực nước trong hồ dâng cao. Nước tràn ra làm ngập nhiều đoạn đường đất quanh hồ, có nơi ngập sâu vài chục cm đến cả mét.

Một số điểm dẫn vào khu rừng sản xuất nay đã ngập hoàn toàn trong nước. Nhiều phương tiện như xe tải nhỏ, xe chở vật liệu chăm bón hay xe máy không thể di chuyển qua. Việc tiếp cận khu rừng để chăm sóc, thu hoạch gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các hộ dân.

Một số điểm dẫn vào khu rừng sản xuất nay đã ngập hoàn toàn trong nước. Nhiều phương tiện như xe tải nhỏ, xe chở vật liệu chăm bón hay xe máy không thể di chuyển qua. Việc tiếp cận khu rừng để chăm sóc, thu hoạch gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các hộ dân.

Anh Trần Văn Dương, người dân thôn Phú Lương, cho biết gia đình có 1ha trồng bạch đàn. Mỗi khi muốn khai thác, anh phải đợi đến lúc nước trong hồ được xả ra phục vụ nước tưới cho các ruộng lúa xung quanh thì xe mới có thể vào được rừng. Việc thu hoạch vì thế thường bị chậm trễ, ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Không chỉ thu hoạch, ngay cả việc đi lại, chăm sóc cây hay phát triển thêm các loại cây trồng dưới tán bạch đàn cũng gặp nhiều khó khăn.

Anh Trần Văn Dương, người dân thôn Phú Lương, cho biết gia đình có 1ha trồng bạch đàn. Mỗi khi muốn khai thác, anh phải đợi đến lúc nước trong hồ được xả ra phục vụ nước tưới cho các ruộng lúa xung quanh thì xe mới có thể vào được rừng. Việc thu hoạch vì thế thường bị chậm trễ, ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Không chỉ thu hoạch, ngay cả việc đi lại, chăm sóc cây hay phát triển thêm các loại cây trồng dưới tán bạch đàn cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Tô Văn Hạnh, Trưởng thôn Phú Nhiêu, từ nhiều năm nay người dân trong thôn đã gắn bó với nghề trồng và khai thác rừng sản xuất. Hơn chục năm trở lại đây, các hộ chuyển sang trồng bạch đàn – loại cây cho thu hoạch ổn định, mang lại thu nhập chính. Con đường mòn dẫn vào khu rừng cũng là lối đi chính, gắn liền với hoạt động sản xuất của người dân.

Theo ông Tô Văn Hạnh, Trưởng thôn Phú Nhiêu, từ nhiều năm nay người dân trong thôn đã gắn bó với nghề trồng và khai thác rừng sản xuất. Hơn chục năm trở lại đây, các hộ chuyển sang trồng bạch đàn – loại cây cho thu hoạch ổn định, mang lại thu nhập chính. Con đường mòn dẫn vào khu rừng cũng là lối đi chính, gắn liền với hoạt động sản xuất của người dân.

Tuy nhiên, kể từ khi công trình đập thủy lợi Đồng Trại đi vào khai thác (khoảng năm 2022), dòng nước bị chắn giữ khiến mực nước dâng cao, làm ngập con đường này. Theo ông Hạnh, có hai hộ dân từng phản đối việc lấp đường vì chưa được đền bù thỏa đáng. Từ đó đến nay, đoạn đường vẫn để nguyên trạng, ngập sâu mỗi mùa nước lên.

Tuy nhiên, kể từ khi công trình đập thủy lợi Đồng Trại đi vào khai thác (khoảng năm 2022), dòng nước bị chắn giữ khiến mực nước dâng cao, làm ngập con đường này. Theo ông Hạnh, có hai hộ dân từng phản đối việc lấp đường vì chưa được đền bù thỏa đáng. Từ đó đến nay, đoạn đường vẫn để nguyên trạng, ngập sâu mỗi mùa nước lên.

"Hiện có hơn 70 hộ dân có đất rừng nằm phía sau đoạn đường bị ngập, đều chịu ảnh hưởng. Như gia đình tôi có 1,8ha bạch đàn bên trong. Cứ khoảng 3 năm là bắt đầu khai thác, tôi cần bán cây để có vốn tiếp tục gieo trồng vụ mới. Vì không có đường vận chuyển, tôi buộc phải bán rẻ cho người mua bên xã Quang Yên (nay là xã Yên Lãng), Vĩnh Phúc, giáp ranh đằng sau cánh rừng. Bình thường có đường, tôi bán khoảng hơn 100 triệu đồng mỗi hecta, giờ chỉ được 70 triệu đồng. Việc chăm sóc cũng rất khó khăn. Người dân phải đi đường vòng hoặc băng qua lối xa hơn mới vào được rừng. Cũng vì thế, việc phát triển cây trồng dưới tán bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của các hộ trong thôn", ông Hạnh chia sẻ.

"Hiện có hơn 70 hộ dân có đất rừng nằm phía sau đoạn đường bị ngập, đều chịu ảnh hưởng. Như gia đình tôi có 1,8ha bạch đàn bên trong. Cứ khoảng 3 năm là bắt đầu khai thác, tôi cần bán cây để có vốn tiếp tục gieo trồng vụ mới. Vì không có đường vận chuyển, tôi buộc phải bán rẻ cho người mua bên xã Quang Yên (nay là xã Yên Lãng), Vĩnh Phúc, giáp ranh đằng sau cánh rừng. Bình thường có đường, tôi bán khoảng hơn 100 triệu đồng mỗi hecta, giờ chỉ được 70 triệu đồng. Việc chăm sóc cũng rất khó khăn. Người dân phải đi đường vòng hoặc băng qua lối xa hơn mới vào được rừng. Cũng vì thế, việc phát triển cây trồng dưới tán bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của các hộ trong thôn", ông Hạnh chia sẻ.

Bên cạnh đó, dù chỉ cách đập thủy lợi Đồng Trại hơn 1km, khoảng 5ha ruộng của hàng chục hộ dân tại các khu vực Kèm Sừ, làng Phúc trong, Phúc ngoài... vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng khô hạn do không có hệ thống ống dẫn nước.

Bên cạnh đó, dù chỉ cách đập thủy lợi Đồng Trại hơn 1km, khoảng 5ha ruộng của hàng chục hộ dân tại các khu vực Kèm Sừ, làng Phúc trong, Phúc ngoài... vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng khô hạn do không có hệ thống ống dẫn nước.

Bà Hoàng Thị Bằng, một người dân có khoảng 5 sào ruộng tại Kèm Sừ, cho biết: Khi đập thủy lợi đi vào hoạt động, người dân rất kỳ vọng sẽ có nước tưới ổn định. Thế nhưng, ruộng nhà bà lại không được lắp đường ống dẫn nước, trong khi nguồn nước suối tự nhiên từ trên đồi cũng đã cạn kiệt. "Ruộng chỉ canh tác được một vụ vào mùa mưa, còn lại để không vì không có nước tưới", bà Bằng chia sẻ.

Bà Hoàng Thị Bằng, một người dân có khoảng 5 sào ruộng tại Kèm Sừ, cho biết: Khi đập thủy lợi đi vào hoạt động, người dân rất kỳ vọng sẽ có nước tưới ổn định. Thế nhưng, ruộng nhà bà lại không được lắp đường ống dẫn nước, trong khi nguồn nước suối tự nhiên từ trên đồi cũng đã cạn kiệt. "Ruộng chỉ canh tác được một vụ vào mùa mưa, còn lại để không vì không có nước tưới", bà Bằng chia sẻ.

Ông Dương Anh Chung, Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết, do địa phương mới sáp nhập đơn vị hành chính, nhiều cán bộ, nhân sự còn mới nên xã chưa nắm đầy đủ thông tin. Thời gian tới, xã sẽ tổ chức kiểm tra, ghi nhận thực tế các ảnh hưởng của công trình đập thủy lợi đối với đời sống và sản xuất của người dân. "Những vấn đề thuộc thẩm quyền của xã sẽ được xử lý ngay, còn những nội dung vượt quá phạm vi sẽ được báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết", ông Chung nói.

Ông Dương Anh Chung, Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết, do địa phương mới sáp nhập đơn vị hành chính, nhiều cán bộ, nhân sự còn mới nên xã chưa nắm đầy đủ thông tin. Thời gian tới, xã sẽ tổ chức kiểm tra, ghi nhận thực tế các ảnh hưởng của công trình đập thủy lợi đối với đời sống và sản xuất của người dân. "Những vấn đề thuộc thẩm quyền của xã sẽ được xử lý ngay, còn những nội dung vượt quá phạm vi sẽ được báo cáo lên cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết", ông Chung nói.

Đại diện Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện đơn vị chưa nhận được đơn thư phản ánh chính thức của người dân liên quan đến sự việc. Theo vị này, sau khi công trình đi vào vận hành ổn định, đảm bảo nhiệm vụ tưới tiêu, Ban Quản lý sẽ tổ chức xác minh thực tế và thực hiện các biện pháp khắc phục nếu phát hiện tồn tại, bất cập.

Đại diện Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện đơn vị chưa nhận được đơn thư phản ánh chính thức của người dân liên quan đến sự việc. Theo vị này, sau khi công trình đi vào vận hành ổn định, đảm bảo nhiệm vụ tưới tiêu, Ban Quản lý sẽ tổ chức xác minh thực tế và thực hiện các biện pháp khắc phục nếu phát hiện tồn tại, bất cập.

Công trình đập thủy lợi Đồng Trại thuộc danh mục công trình hồ chứa nước thủy lợi vừa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, hệ thống công trình có khả năng tưới ổn định cho 92,30 ha đất nông nghiệp trong 2 vụ mỗi năm; dung tích trữ nước của công trình là 140.000 m3 nước. Chủ đầu tư công trình đập thủy lợi Đồng Trại, Tuyên Quang là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang.

Thành Đạt

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nghich-ly-o-tuyen-quang-dap-tich-nuoc-dan-van-thieu-nuoc-mat-ca-ruong-lan-rung-post1759188.tpo