Ngỡ ngàng ngắm ngôi chùa tuyệt đẹp bên hồ Đa Nhim

Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, chùa Giác Nguyên còn nằm ở một vị thế đẹp, nhìn ra hồ thủy điện Đa Nhim với vẻ đẹp hữu tình. Từ sân chùa, du khách cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh yên bình của thị trấn Đơn Dương với những nếp nhà nhỏ nằm giữa đồi núi, vườn tược…

Nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đường Mới, xã Lạc Nghiệp, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, chùa Giác Nguyên là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với cảnh quan đẹp và kiến trúc độc đáo gần thành phố Đà Lạt.

Nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đường Mới, xã Lạc Nghiệp, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, chùa Giác Nguyên là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với cảnh quan đẹp và kiến trúc độc đáo gần thành phố Đà Lạt.

Chùa còn có tên là chùa Bà Xám (tức bà Huỳnh Thị Lan, vợ một người Pháp), được xây dựng vào năm 1925.

Chùa còn có tên là chùa Bà Xám (tức bà Huỳnh Thị Lan, vợ một người Pháp), được xây dựng vào năm 1925.

Năm 1939 chùa được triều đình nhà Nguyễn ban sắc tứ, năm 1976 được xây dựng lại bề thế. Những thập niên sau đó, chùa tiếp tục được chỉnh trang để có diện mạo như ngày nay.

Năm 1939 chùa được triều đình nhà Nguyễn ban sắc tứ, năm 1976 được xây dựng lại bề thế. Những thập niên sau đó, chùa tiếp tục được chỉnh trang để có diện mạo như ngày nay.

Cổng chùa nằm ở chân đồi, sát quốc lộ 20, được trang hoàng rực rỡ.

Cổng chùa nằm ở chân đồi, sát quốc lộ 20, được trang hoàng rực rỡ.

Đi lên một con dốc cao thoai thoải sẽ đến một khoảnh sân rộng thoáng đãng, hai bên có các điện thờ nhỏ.

Đi lên một con dốc cao thoai thoải sẽ đến một khoảnh sân rộng thoáng đãng, hai bên có các điện thờ nhỏ.

Phía trước điện thờ bên phải có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên một đài sen cao.

Phía trước điện thờ bên phải có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên một đài sen cao.

Chính điện của chùa Giác Nguyên nằm trên một triền đồi cao hơn, được dẫn lên bằng hàng chục bậc cấp.

Chính điện của chùa Giác Nguyên nằm trên một triền đồi cao hơn, được dẫn lên bằng hàng chục bậc cấp.

Tòa chính điện gây choáng ngợp với dáng vẻ bề thế, uy nghiêm.

Tòa chính điện gây choáng ngợp với dáng vẻ bề thế, uy nghiêm.

Các đầu đao, nóc mái, ô cửa được trang trí bằng các mảnh sành sứ rất kỳ công.

Các đầu đao, nóc mái, ô cửa được trang trí bằng các mảnh sành sứ rất kỳ công.

Không gian bên trong chính điện có tượng Đức Phật ở trung tâm, xung quanh là tượng Tam thánh tây phương, tượng Phật Đản Sanh, tượng Địa Tạng, Tiêu Diện, Hộ Pháp, Chuẩn Đề… Nhiều tượng làm bằng gỗ tuổi đời trên dưới một thế kỷ.

Không gian bên trong chính điện có tượng Đức Phật ở trung tâm, xung quanh là tượng Tam thánh tây phương, tượng Phật Đản Sanh, tượng Địa Tạng, Tiêu Diện, Hộ Pháp, Chuẩn Đề… Nhiều tượng làm bằng gỗ tuổi đời trên dưới một thế kỷ.

Đại hồng chung của chùa Giác Nguyên đặt ở một bên chính điện.

Đại hồng chung của chùa Giác Nguyên đặt ở một bên chính điện.

Tầng trên cùng của chính điện là nơi đặt xá lợi Phật do hoàng gia Thái Lan tặng năm 1999.

Tầng trên cùng của chính điện là nơi đặt xá lợi Phật do hoàng gia Thái Lan tặng năm 1999.

Nhà khách nhỏ xây theo lối cổ nằm cạnh chính điện.

Nhà khách nhỏ xây theo lối cổ nằm cạnh chính điện.

Trên sườn đồi sau chính điện, chếch về bên trái có điện thờ ngài Chuẩn Đề với bức tượng cao 6,5 m đúc bằng bê tông, phía trước có hai hạc chầu cao 3m.

Trên sườn đồi sau chính điện, chếch về bên trái có điện thờ ngài Chuẩn Đề với bức tượng cao 6,5 m đúc bằng bê tông, phía trước có hai hạc chầu cao 3m.

Bên phải là khu tháp mộ.

Bên phải là khu tháp mộ.

Nhìn chung, các công trình trong khuôn viên chùa Giác Nguyên gây ấn tượng mạnh với sự trang trí rất công phu, tỉ mỉ.

Nhìn chung, các công trình trong khuôn viên chùa Giác Nguyên gây ấn tượng mạnh với sự trang trí rất công phu, tỉ mỉ.

Các họa tiết trang trí chủ yếu là hình hoa sen, cúc cách điệu, rồng, lân, hoa lá và cảnh thiên nhiên.

Các họa tiết trang trí chủ yếu là hình hoa sen, cúc cách điệu, rồng, lân, hoa lá và cảnh thiên nhiên.

Những cây cột ở trước chính điện có hình rồng cuốn quanh rất đẹp.

Những cây cột ở trước chính điện có hình rồng cuốn quanh rất đẹp.

Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, chùa Giác Nguyên còn nằm ở một vị thế đẹp, nhìn ra hồ thủy điện Đa Nhim với khung cảnh hữu tình.

Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, chùa Giác Nguyên còn nằm ở một vị thế đẹp, nhìn ra hồ thủy điện Đa Nhim với khung cảnh hữu tình.

Từ sân chùa, du khách cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh yên bình của thị trấn Đơn Dương với những nếp nhà nhỏ nằm giữa màu xanh của đồi núi, vườn tược…

Từ sân chùa, du khách cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh yên bình của thị trấn Đơn Dương với những nếp nhà nhỏ nằm giữa màu xanh của đồi núi, vườn tược…

Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ngo-ngang-ngam-ngoi-chua-tuyet-dep-ben-ho-da-nhim-1176765.html