Ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Hà Nam

Sau khi kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, xá lợi Đức Phật sẽ được cung thỉnh về chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới ở thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước độc đáo, nổi bật với phong cảnh nước non hùng vĩ và vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Ảnh: Tuyên Parafu

Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước độc đáo, nổi bật với phong cảnh nước non hùng vĩ và vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Ảnh: Tuyên Parafu

Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc như một bức tranh thủy mặc khổng lồ. Nơi đây còn được đánh giá là vùng đất địa linh bởi có thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Ảnh: Tuyên Parafu

Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc như một bức tranh thủy mặc khổng lồ. Nơi đây còn được đánh giá là vùng đất địa linh bởi có thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Ảnh: Tuyên Parafu

Theo TTXVN, từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1.000 năm. Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1 m. Ảnh: Tuyên Parafu

Theo TTXVN, từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1.000 năm. Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1 m. Ảnh: Tuyên Parafu

Chùa Tam Chúc mới có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên 3.000 ha và các thung lũng 1.000 ha. Ảnh: Tuyên Parafu

Chùa Tam Chúc mới có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên 3.000 ha và các thung lũng 1.000 ha. Ảnh: Tuyên Parafu

Chùa Tam Chúc cũng thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12 m, nặng 200 tấn. Những ngôi điện và các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc đều có kích thước rất lớn. Ảnh: Tuyên Parafu

Chùa Tam Chúc cũng thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12 m, nặng 200 tấn. Những ngôi điện và các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc đều có kích thước rất lớn. Ảnh: Tuyên Parafu

Điện Tam Thế có chiều cao 39 m, diện tích sàn 5.400 m², có thể đón tiếp khoảng 5.000 Phật tử hành lễ cùng một lúc. Ảnh: Tuyên Parafu

Điện Tam Thế có chiều cao 39 m, diện tích sàn 5.400 m², có thể đón tiếp khoảng 5.000 Phật tử hành lễ cùng một lúc. Ảnh: Tuyên Parafu

Từ sáng 17-5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Quốc bảo Ấn Độ) sẽ được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về chùa Tam Chúc và tôn trí tại Điện Tam Thế để phục vụ chiêm bái. Ảnh: Tuyên Parafu

Từ sáng 17-5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Quốc bảo Ấn Độ) sẽ được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về chùa Tam Chúc và tôn trí tại Điện Tam Thế để phục vụ chiêm bái. Ảnh: Tuyên Parafu

Từ ngày 17-5 đến 20-5, du khách và Phật tử đến chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam sẽ được miễn phí vé thuyền, xe điện và dùng cơm chay trong khuôn khổ sự kiện cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ảnh: Tuyên Parafu

Từ ngày 17-5 đến 20-5, du khách và Phật tử đến chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam sẽ được miễn phí vé thuyền, xe điện và dùng cơm chay trong khuôn khổ sự kiện cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ảnh: Tuyên Parafu

Ngoài chiêm bái xá lợi Đức Phật, khách đến chùa Tam Chúc còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa như kính mừng đại lễ Phật đản vào sáng 18-5, đêm hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an, hành hương trên cung đường cầu đạo, trải nghiệm khu phố ẩm thực chay. Ảnh: Tuyên Parafu

Ngoài chiêm bái xá lợi Đức Phật, khách đến chùa Tam Chúc còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa như kính mừng đại lễ Phật đản vào sáng 18-5, đêm hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an, hành hương trên cung đường cầu đạo, trải nghiệm khu phố ẩm thực chay. Ảnh: Tuyên Parafu

Trong thời gian chiêm bái, khách tham dự không được mang theo lễ vật, vòng hoa; không chụp ảnh, quay phim tại khu vực tôn trí xá lợi. Trẻ dưới 2 tuổi và người mặc trang phục không phù hợp sẽ không được vào. Người già yếu, khuyết tật được bố trí làn ưu tiên. Ảnh: Tuyên Parafu

Trong thời gian chiêm bái, khách tham dự không được mang theo lễ vật, vòng hoa; không chụp ảnh, quay phim tại khu vực tôn trí xá lợi. Trẻ dưới 2 tuổi và người mặc trang phục không phù hợp sẽ không được vào. Người già yếu, khuyết tật được bố trí làn ưu tiên. Ảnh: Tuyên Parafu

Tuyên Parafu Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/ngoi-chua-duoc-ton-tri-xa-loi-phat-tai-ha-nam/