Ngôi chùa mang đậm phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn cuối thế kỷ 19

Chùa Quang Hoa là của ngôi làng cùng tên đã bị đô thị hóa từ cuối thế kỷ 19. Chùa được xếm hạng Di tích quốc gia năm 1989, tọa lạc ở số 31 phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo văn bia “Quang Hoa Tự Thập Phương Bi” còn lưu giữ tại đây thì chùa Quang Hoavốn nằm trên đất của thôn Quang Hoa ở phía tây thôn Thiền Quang và phía bắc hồ Bảy Mẫu. Tấm bia đá này được khắc năm Tự Đức thứ 12, có chép việc dân thôn Pháp Hoa góp công đức dựng chùa vào năm 1860.

Những năm 1933-1934, chính quyền thực dân Pháp đã lấy hết đất đai của cả 3 thôn nói trên để tiếp tục xây nhà mở phố và nhiều hộ dân sở tại đã dời chuyển đi nơi khác.

Chùa Quang Hoa nằm trên phố Trần Bình Trọng

Chùa Quang Hoa nằm trên phố Trần Bình Trọng

Các thôn cũ đó nay không còn dấu vết gì ngoài 3 ngôi chùa Pháp Hoa, Thiền Quang, Quang Hoa, được quy tập về thành một cụm di tích nằm liền kề nhau và mang những số nhà lẻ ở cuối phố Trần Bình Trọng, đối diện đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.

Cụm ba ngôi chùa Quang Hoa, Thiền Quang và Pháp Hoa có địa thế rất đẹp vì ở ngay ven bờ tây của hồ Thiền Quang. Đường đến đây cũng tiện lợi nhờ có bến xe buýt ở giữa Rạp Xiếc Trung ương và cổng chính của Công viên Thống Nhất.

Chùa Quang Hoa quay mặt về hướng nam, từ phố Nguyễn Du có thể nhìn thấy rõ vườn sau. Tam quan gồm gác chuông và 3 cổng được mở ra hè phố Trần Bình Trọng ở hướng tây. Du khách bước qua cổng bên phải sẽ đi vào một con ngõ có tường ngăn với khuôn viên chùa Thiền Quang.

Theo con ngõ rồi quặt sang trái ta sẽ đến một cửa ngách dẫn vào sân sau, phía bên trái cửa ngách lại có một hành lang ngắn dẫn vào cửa nhỏ thông với thiêu hương. Tòa tam bảo kết nối theo hình chuôi vồ với tiền đường rộng 7 gian và hậu cung sâu 5 gian (gồm thiêu hương và thượng điện).

Sân trước tiền đường rộng rãi, có hòn non bộ với tượng Quan âm Bồ tát và một nhà bia. Sân sau giáp với nhà Tổ, nhà Mẫu và hai dãy nhà ngang, mỗi nếp nhà đều

Chùa Quang Hoa giữ được nhiều di vật quý, đặc biệt là các pho tượng Phật giáo mang đậm phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn cuối thế kỷ 19. Ngoài ra còn có một tấm bia đá dựng năm 1880 có ghi chép về việc xây dựng chùa. Đặc biệt, cổng chùa có mấy câu đối độc đáo với tên chùa luôn xuất hiện ở vị trí đầu hoặc giữa trong 2 vế đối.

P.V

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/ngoi-chua-mang-dam-phong-cach-nghe-thuat-cua-thoi-nguyen-cuoi-the-ky-19-99666.html