Ngồi chung ghế với người bệnh trĩ có lây không?

Không ít người thắc mắc bệnh trĩ có lây không khi ngồi chung ghế, sử dụng chung một số vật dụng với người bị bệnh trĩ.

Tôi nghe nói bệnh trĩ có thể lây từ người bị bệnh sang người không bệnh khi ngồi chung ghế, sử dụng chung bồn cầu hoặc một số vật dụng khác. Bác sĩ cho hỏi bệnh trĩ có lây không? (NH, Bình Định)

Trả lời

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch sưng to, hình thành bên trong hoặc bên ngoài hậu môn và trực tràng, có thể gây đau đớn, khó chịu, thậm chí chảy máu trực tràng.

Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại hình thành dưới da gần lỗ hậu môn, thường xuất hiện với các triệu chứng: ngứa ở vùng hậu môn; sờ thấy khối u cứng và mềm gần hậu môn; đau nhức vùng hậu môn, đặc biệt là khi ngồi.

Trong trường hợp búi trĩ ngoại hình thành cục máu đông (huyết khối), người bệnh sẽ cảm thấy đau đột ngột, khối trĩ có màu ngả xanh, thường tự khỏi trong vòng vài ngày khi cơ thể tái hấp thu cục máu đông. Nếu tình trạng không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thủ thuật cắt bỏ.

Trĩ nội là gì?

Trĩ nội hình thành bên trong niêm mạc của trực tràng dưới, phía trên lỗ hậu môn, đôi khi cũng có thể sa ra ngoài hậu môn. Các triệu chứng cụ thể tùy thuộc vào cấp độ trĩ.

Trĩ nội độ 1: Khối trĩ sưng to và có thể chảy máu nhưng không nhô ra khỏi hậu môn

Trĩ nội độ 2: Khối trĩ sa ra khi đi đại tiện hoặc rặn, nhưng sau đó tự quay trở lại vị trí ban đầu trong ống hậu môn.

Trĩ nội độ 3: Khối trĩ sa ra ngoài và có thể tự quay trở lại vào trong ống hậu môn.

Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài và không thể quay trở lại vào ống hậu môn, kể cả khi dùng tay.

Triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ nội độ 1 là chảy máu đỏ tươi, có thể nhìn thấy trên giấy vệ sinh, bồn cầu hoặc phủ ngoài phân, nhưng thường không đau. Các dấu hiệu chung gồm đại tiện không tự chủ nhẹ, tiết dịch nhầy, cảm giác quanh hậu môn sưng lên, kích ứng da quanh hậu môn, đau

Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ không có khả năng lây qua người khác khi ngồi chung ghế, dùng chung bồn cầu...

Nguyên nhân do bệnh lý này hình thành bởi sự phình to của các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn, kết hợp với nhiều yếu tố bên ngoài, không phải do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên…

BS BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Nguồn PLO: https://plo.vn/ngoi-chung-ghe-voi-nguoi-benh-tri-co-lay-khong-post802623.html