Ngôi đền hơn 1.000 năm tuổi, trấn phía Đông thành Thăng Long xưa

Đền Bạch Mã là một trong 'tứ trấn' của kinh thành Thăng Long xưa, hiện tọa lạc tại số 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

“Thăng Long tứ trấn” gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý, nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch, bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa, gồm đền Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Quán Thánh. Ảnh: Vương Lộc

“Thăng Long tứ trấn” gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý, nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch, bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa, gồm đền Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Quán Thánh. Ảnh: Vương Lộc

Theo TTXVN, đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866, đến khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long thì được xây dựng lại. Ngày nay, đền Bạch Mã tọa lạc tại số 76-78, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ảnh: Vương Lộc

Theo TTXVN, đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866, đến khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long thì được xây dựng lại. Ngày nay, đền Bạch Mã tọa lạc tại số 76-78, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ảnh: Vương Lộc

Đền được xây theo hình chữ “Tam”, bên ngoài là phương đình tám mái, có một tam bảo và có hơn 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã. Ảnh: Vương Lộc

Đền được xây theo hình chữ “Tam”, bên ngoài là phương đình tám mái, có một tam bảo và có hơn 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã. Ảnh: Vương Lộc

Theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (www.hanoi.gov.vn), khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, cho mở rộng và đắp cao thành lũy, nhưng trầy trật mãi không xong, cứ xây thành đến đâu thì sụt lở đến đó… Ảnh: Vương Lộc

Theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (www.hanoi.gov.vn), khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, cho mở rộng và đắp cao thành lũy, nhưng trầy trật mãi không xong, cứ xây thành đến đâu thì sụt lở đến đó… Ảnh: Vương Lộc

… nhà vua cử đại quan đến khẩn cầu tại đền, chợt thấy ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi một vòng từ Đông sang Tây để lại dấu chân rồi quay về đền biến mất. Ảnh: Vương Lộc

… nhà vua cử đại quan đến khẩn cầu tại đền, chợt thấy ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi một vòng từ Đông sang Tây để lại dấu chân rồi quay về đền biến mất. Ảnh: Vương Lộc

Vua Lý Thái Tổ cho quân sĩ cứ theo vết chân ngựa mà đắp xong thành. Tạ ơn thần linh trợ giúp, vua cho sửa sang lại đền thờ, phong sắc cho thần Long Đỗ là “Quốc đô Thăng Long đại vương, Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần” giao trấn giữ phía Đông Kinh thành. Ảnh: Vương Lộc

Vua Lý Thái Tổ cho quân sĩ cứ theo vết chân ngựa mà đắp xong thành. Tạ ơn thần linh trợ giúp, vua cho sửa sang lại đền thờ, phong sắc cho thần Long Đỗ là “Quốc đô Thăng Long đại vương, Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần” giao trấn giữ phía Đông Kinh thành. Ảnh: Vương Lộc

Hàng năm, đền Bạch Mã thường tổ chức lễ hội vào ngày 12 và 13 tháng Hai Âm lịch. Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức với ý nghĩa tiễn mùa Đông qua và đón mùa Xuân mới, cầu đất nước yên bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Vương Lộc

Hàng năm, đền Bạch Mã thường tổ chức lễ hội vào ngày 12 và 13 tháng Hai Âm lịch. Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức với ý nghĩa tiễn mùa Đông qua và đón mùa Xuân mới, cầu đất nước yên bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Vương Lộc

Di tích đền Bạch Mã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2022. Ảnh: Vương Lộc

Di tích đền Bạch Mã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2022. Ảnh: Vương Lộc

Vương Lộc

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/ngoi-den-hon-1-000-nam-tuoi-tran-phia-dong-thanh-thang-long-xua/