Ngôi đền tái sinh có hàng nghìn con vật bò khắp nơi khiến ai cũng hốt hoảng
Không phải là cái tên quá xa lạ với tín đồ du lịch Ấn Độ, nhưng ít ai biết được truyền thuyết khai sinh ra ngôi đền này.
Đền Karni Mata ở bang Rajasthan ở phía tây Ấn Độ.
Ấn Độ là quốc gia Phật giáo lớn nhất bên cạnh Trung Quốc. Tại đây, du khách có thể bắt gặp hàng nghìn ngôi đền với những lối kiến trúc độc đáo và quy mô rất lớn. Có những ngôi đền rất kỳ dị, đến mức người ta vừa đặt chân tới đã thắc mắc tại sao nơi này lại như thế. Một trường hợp điển hình nhất có lẽ phải nhắc tới đó là đền Karni Mata ở bang Rajasthan ở phía tây Ấn Độ.
Điều khiến những ai lần đầu tiên đặt tới nơi này chính là khung cảnh khắp nơi đâu đâu cũng thấy chuột. Không ít du khách nữ đã phải “bỏ chạy” khi thấy chuột bỗng nhiên chạy ngang qua chân mình, hay khẽ “rùng mình” khi chuột bò đen xì kín cả lối đi.
Theo truyền thuyết, đền chuột xuất hiện từ những năm 1400 ở thành phố Bikaner. Lúc đó, vị tổ mẫu thần bí Karni Mata – một hóa thân của thần Durga (Nữ thần của Sức mạnh và Chiến thắng) đã yêu cầu thần Chết Yama tái sinh người con trai Laxman vừa mới qua đời của mình.
Thế nhưng, thần Yama đã khước từ và chỉ cho phép Laxman cùng với những người đàn ông khác hóa thân thành chuột, sống trong một ngôi đền.
Karni Mata đã thỏa thuận với thần Yama rằng từ giờ trở đi, tất cả mọi người sống trong bộ lạc khi chết sẽ tái sinh thành những con chuột, chúng sẽ sống trong ngôi đền của bà. Con cháu của bà sẽ mãi mãi ghi nhớ về sự tái sinh của tổ tiên mình.
Tại Ấn Độ, cái chết không phải là sự kết thúc, mà nó mở ra một hành trình mới trên con đường hòa làm một của linh hồn với vũ trụ. Sự luân hồi này được người theo đạo Hindu gọi là samara. Đây cũng chính là lý do khiến những con chuột trong đền Karni Mata được tôn thờ đến vậy.
Những con chuột ở đền Karni Mata được cho ăn và sống với các nhà sư, thỉnh thoảng chúng cũng được cho tham gia vào có buổi lễ tế. Hơn nữa, các nhà sư ở đây hầu hết đều đi chân trần mà không sợ bị chuột cắn.
Bên cạnh truyền thuyết về sự tái sinh của con trai Karni Mata, ngôi đền này cũng mang nhiều ý nghĩa với các nhà sư. 4 con trai của những nhà sư được tôn kính nhất cũng đã hóa thân thành chuột. Vì vậy, họ đối xử với chuột như người thân và cũng như những vị thần.
Ước tính ngôi đền trước đây có khoảng 20 nghìn con chuột đang sinh sống, được nuôi bởi các thành viên của gia tộc Depavats.
Có khoảng 513 gia đình Depavats và họ đều là tín đồ của đền Karni Mata. Hầu hết những người sùng đạo làm việc tại đền đều phân ca dựa trên chu kỳ mặt trăng, nhưng cũng có số ít gia đình sống vĩnh viễn trong đền, họ chăm sóc chuột, cho chúng ăn mỗi ngày.
Mọi người cũng biết rằng khả năng sinh sản của chuột rất mạnh mẽ. Vì thế, sau mỗi năm số lượng chuột lại tăng lên rất nhiều, hiện tại đã vượt qua con số 40 nghìn con.
Vì cảnh tượng độc đáo này mà ngôi đền đã thu hút các tín đồ du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Một số du khách đến đây từng than phiền rằng họ đã bị chuột cắn và không muốn quay trở lại lần thứ 2.
Khi đến nơi này, không ít du khách cảm thấy những con chuột như những đứa trẻ con, chúng được mọi người chăm sóc rất cẩn thận, cho ăn ngũ cốc, sữa trong những bát kim loại lớn. Nước uống và thức ăn thừa của chuột được những tín đồ đạo Hindu cho là may mắn.
Ngoài ra, còn một lý do khác nữa là để cho chuột luôn hạnh phúc và an toàn, nếu có một con bị chết thì nó sẽ được thay thế bằng một con chuột vàng hoặc bạc.
Có một điều cần lưu ý rằng, vì chuột được quá nhiều người cho ăn nên chúng rất dễ mắc bệnh như tiêu chảy hoặc rối loạn dạ dày. Cứ sau một vài năm, một trận dịch hạch sẽ tàn phá và số lượng giảm đi khá nhiều.
Điều may mắn nhất là mặc dù chuột có thể mang tới mầm bệnh dịch hạch, nhưng chưa có trường hợp nào ghi nhận con người mắc bệnh từ những con chuột trong đền Karni Mata.
Đặc biệt, mọi người không được phép đi giày dép vào đền thờ, nếu có một con chuột bạch tạng chạy ngang qua chân hoặc chỉ nhìn thoáng qua thì điều đó cực kỳ may mắn.
Chỉ có khoảng 5 con chuột như vậy trong số 40 nghìn con ở đây. Vậy nên, nếu có đến đây, du khách thử xem mình có may mắn được nhìn thấy chúng không.