Ngôi đền trăm tuổi 'thấp thỏm' chờ ngày đại tu

Ngôi đền có tuổi đời gần 200 năm đang chờ đợi đến ngày được sửa chữa sau khi đã xuống cấp vô cùng nghiêm trọng.

Di tích đền Cố Lê hay "Cố Lê tiết nghĩa từ" là một ngôi đền cổ được xây dựng vào thời vua Tự Đức (1848-1883) trên địa phận phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận (nay là số 3 ngõ 124 đường Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).

Ngôi đền chính thức được xây dựng vào năm Đinh Tị (1857) và hoàn thành vào năm Canh Thân (1860). Đến năm 2019, đền Cố Lê được trao bằng di tích lịch sử cấp thành phố.

Đền Cố Lê có diện tích khoảng 234m2, được xây theo lối kiến trúc chữ nhị với cấu tạo nhà trên ở phía trước nối liền với nhà dưới ngay phía sau, hai cây đòn dông của nhà trên và nhà dưới nằm song song tạo thành chữ nhị. Mái đền được thiết kế theo kiểu mái chồng diêm, lợp ngói ta.

Bên trong đền có 5 gian, bố cục theo kiểu "Trùng thiềm điệp ốc", đây là một trong những kiến trúc nhà truyền thống của Việt Nam với cấu tạo nhà kép hai mái trên một nền.

"Cố Lê tiết nghĩa từ" thờ phụng tổng cộng 33 người, trong đó có 23 vị trung thần tiết nghĩa được thờ chính và 10 vị tòng tự được phụ thờ. Theo tư liệu lịch sử, trong số những vị được thờ tại đây có 12 vị họ Nguyễn, 8 vị họ Lê, 8 vị họ Trần và một số họ khác.

Lối vào đền Cố Lê.

Lối vào đền Cố Lê.

Đền Cố Lê là di tích lịch sử cấp thành phố.

Đền Cố Lê là di tích lịch sử cấp thành phố.

Bên ngoài cổng đền cũng được gia cố vòm sắt để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.

Bên ngoài cổng đền cũng được gia cố vòm sắt để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.

Ngôi đền nhỏ với lối kiến trúc chữ nhị độc đáo.

Ngôi đền nhỏ với lối kiến trúc chữ nhị độc đáo.

Tấm bia đá cổ ngay lối vào đền.

Tấm bia đá cổ ngay lối vào đền.

Mái đền phủ 1 lớp rêu phong dày, cây cỏ mọc um tùm xung quanh đền.

Mái đền phủ 1 lớp rêu phong dày, cây cỏ mọc um tùm xung quanh đền.

Các cột chống đều đã mục nát.

Các cột chống đều đã mục nát.

Khung sắt gia cố được lắp đặt xung quanh, bao bọc và trở thành "xương sống" của ngôi đền 162 tuổi.

Khung sắt gia cố được lắp đặt xung quanh, bao bọc và trở thành "xương sống" của ngôi đền 162 tuổi.

Nếu không có khung sắt chống đỡ, ngôi đền có nguy cơ đổ sụp bất kỳ lúc nào.

Nếu không có khung sắt chống đỡ, ngôi đền có nguy cơ đổ sụp bất kỳ lúc nào.

Phần mái ngói hiện tại đã bị hư hại vô cùng nghiêm trọng, nhiều đoạn bị rơi vỡ tạo thành các lỗ hổng rất lớn trên trần nhà.

Phần mái ngói hiện tại đã bị hư hại vô cùng nghiêm trọng, nhiều đoạn bị rơi vỡ tạo thành các lỗ hổng rất lớn trên trần nhà.

Từng là công trình được chính vua Tự Đức cho xây dựng, đến nay những gì đền Cố Lê để lại chỉ còn là sự xuống cấp, hoang tàn.

Từng là công trình được chính vua Tự Đức cho xây dựng, đến nay những gì đền Cố Lê để lại chỉ còn là sự xuống cấp, hoang tàn.

Bên trong ngôi đền là cảnh tượng hoang tàn, mục nát.

Bên trong ngôi đền là cảnh tượng hoang tàn, mục nát.

Thông báo tạm dừng đón khách đến thăm quan đền cho đến khi được tu bổ.

Thông báo tạm dừng đón khách đến thăm quan đền cho đến khi được tu bổ.

Do xuống cấp quá trầm trọng, hiện đền đã “cửa đóng, then cài” không cho người dân vào trong cúng lễ để đảm bảo an toàn.

Do xuống cấp quá trầm trọng, hiện đền đã “cửa đóng, then cài” không cho người dân vào trong cúng lễ để đảm bảo an toàn.

Thành Long - Ngọc Trường

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ngoi-den-tram-tuoi-thap-thom-cho-ngay-dai-tu-169221008181224307.htm