Ngổn ngang 'nghĩa địa' tàu cá xả bản ở Đà Nẵng

Sau 2 năm thực hiện, Đà Nẵng vừa ngừng thực hiện chính sách xả bản tàu cá, thuyền thúng có công suất nhỏ. Trong khi chờ đợi chính sách mới, những ngư dân đã nhận tiền hỗ trợ chính sách cũ đã và đang đưa tàu lên bờ, tiến hành xả bản, hỏa táng tạo thành những 'nghĩa địa' tàu cá dọc âu thuyền Thọ Quang.

Cuối tháng 7/2016, UBND TP Đà Nẵng đã ký QĐ số 4991/QĐ- UBND ban hành “Đề án giảm số lượng phương tiện nghề cá loại công suất nhỏ hơn 20CV (tàu cá, thuyền thúng gắn máy) trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, đến năm 2020, trên địa bàn thành phố sẽ không còn thuyền thúng gắn máy hoạt động ven bờ; số lượng tàu vỏ gỗ công suất nhỏ hơn 20CV, sức chở tối đa 0,5 tấn trở xuống còn khoảng 150 tàu. Ảnh: Nguyễn Thành

Cuối tháng 7/2016, UBND TP Đà Nẵng đã ký QĐ số 4991/QĐ- UBND ban hành “Đề án giảm số lượng phương tiện nghề cá loại công suất nhỏ hơn 20CV (tàu cá, thuyền thúng gắn máy) trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, đến năm 2020, trên địa bàn thành phố sẽ không còn thuyền thúng gắn máy hoạt động ven bờ; số lượng tàu vỏ gỗ công suất nhỏ hơn 20CV, sức chở tối đa 0,5 tấn trở xuống còn khoảng 150 tàu. Ảnh: Nguyễn Thành

Thực hiện chủ trương, nhiều ngư dân đã chấp hành theo quyết định 4991. Theo đó, chính sách hỗ trợ để ngư dân xả bản tàu, chuyển đổi ngành nghề bằng hình thức thu mua phương tiện để xả bản: đối với phương tiện đã đăng ký tàu cá có vỏ nan tre be gỗ (ghe nan) hỗ trợ 20 triệu đồng/chiếc; tàu vỏ gỗ có sức chở tối đa, loại từ 0,5 tấn trở lên: 30 triệu đồng/chiếc; loại dưới 0,5 tấn: 20 triệu đồng/chiếc; thuyền thúng gắn máy từ 0,5 tấn trở lên: 15 triệu đồng/ chiếc; dưới 0,5 tấn: 10 triệu đồng/ chiếc.

Thực hiện chủ trương, nhiều ngư dân đã chấp hành theo quyết định 4991. Theo đó, chính sách hỗ trợ để ngư dân xả bản tàu, chuyển đổi ngành nghề bằng hình thức thu mua phương tiện để xả bản: đối với phương tiện đã đăng ký tàu cá có vỏ nan tre be gỗ (ghe nan) hỗ trợ 20 triệu đồng/chiếc; tàu vỏ gỗ có sức chở tối đa, loại từ 0,5 tấn trở lên: 30 triệu đồng/chiếc; loại dưới 0,5 tấn: 20 triệu đồng/chiếc; thuyền thúng gắn máy từ 0,5 tấn trở lên: 15 triệu đồng/ chiếc; dưới 0,5 tấn: 10 triệu đồng/ chiếc.

Đối với các phương tiện không đăng ký, với tàu vỏ là các loại vật liệu: 10 triệu đồng/ chiếc; thuyền thúng gắn máy với vỏ là các loại vật liệu: 5 triệu đồng/ chiếc. Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề cho các lao động trên các phương tiện sau khi đã được thu mua xả bản với mức 10 triệu đồng/lao động, không hỗ trợ cho lao động trên các phương tiện không đăng ký. Ảnh: Nguyễn Thành

Đối với các phương tiện không đăng ký, với tàu vỏ là các loại vật liệu: 10 triệu đồng/ chiếc; thuyền thúng gắn máy với vỏ là các loại vật liệu: 5 triệu đồng/ chiếc. Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề cho các lao động trên các phương tiện sau khi đã được thu mua xả bản với mức 10 triệu đồng/lao động, không hỗ trợ cho lao động trên các phương tiện không đăng ký. Ảnh: Nguyễn Thành

Việc thực hiện quyết định 4991 đã gây nhiều xáo trộn đối với ngư dân. Ảnh: Nguyễn Thành

Việc thực hiện quyết định 4991 đã gây nhiều xáo trộn đối với ngư dân. Ảnh: Nguyễn Thành

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng), sau 2 năm thực hiện đã xả bản 130 phương tiện, với 330 lao động được hưởng chính sách. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 5,4 tỷ đồng.

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng), sau 2 năm thực hiện đã xả bản 130 phương tiện, với 330 lao động được hưởng chính sách. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 5,4 tỷ đồng.

Nhiều ngư dân nhận tiền hỗ trợ, sau đó đưa tàu cá lên bờ, xả bản. Tuy nhiên, họ không được chuyển đổi ngành nghề, đối diện với nhiều khó khắn trong cuộc sống. Bởi đơn giản, không bám biển họ không biết làm gì để sống. Ảnh: Nguyễn Thành

Nhiều ngư dân nhận tiền hỗ trợ, sau đó đưa tàu cá lên bờ, xả bản. Tuy nhiên, họ không được chuyển đổi ngành nghề, đối diện với nhiều khó khắn trong cuộc sống. Bởi đơn giản, không bám biển họ không biết làm gì để sống. Ảnh: Nguyễn Thành

Một tàu cá được kéo sâu vào bờ, bỏ hoang lâu ngày. Ngày 25/5/2018, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn 3867 về việc dừng thực hiện chính sách xả bản tàu cá, thuyền thúng nhỏ. Theo đó, UBND TP tạm dựng thực hiện quyết định 4991 đến khi có văn bản chỉ đạo mới của UBND TP.

Một tàu cá được kéo sâu vào bờ, bỏ hoang lâu ngày. Ngày 25/5/2018, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn 3867 về việc dừng thực hiện chính sách xả bản tàu cá, thuyền thúng nhỏ. Theo đó, UBND TP tạm dựng thực hiện quyết định 4991 đến khi có văn bản chỉ đạo mới của UBND TP.

Ngày 25/5/2018, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn 3867 về việc dừng thực hiện chính sách xả bản tàu cá, thuyền thúng nhỏ. Theo đó, UBND TP tạm dựng thực hiện quyết định 4991 đến khi có văn bản chỉ đạo mới của UBND TP.

Ngày 25/5/2018, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn 3867 về việc dừng thực hiện chính sách xả bản tàu cá, thuyền thúng nhỏ. Theo đó, UBND TP tạm dựng thực hiện quyết định 4991 đến khi có văn bản chỉ đạo mới của UBND TP.

Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu quy định của pháp luật, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo quản lý chặt chẽ và không có phát sinh tàu, thuyền thúng đánh cá có công suất nhỏ hơn 20CV.

Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu quy định của pháp luật, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo quản lý chặt chẽ và không có phát sinh tàu, thuyền thúng đánh cá có công suất nhỏ hơn 20CV.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau 2 năm thực hiện quyết định 4991 phát sinh nhiều bất cập, nên thành phố phải tạm dừng thực hiện.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau 2 năm thực hiện quyết định 4991 phát sinh nhiều bất cập, nên thành phố phải tạm dừng thực hiện.

Quang cảnh ảm đạm tại "nghĩa địa" tàu cá xả bản bên âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà). Việc tạm dừng thực hiện chủ trương này là để các cơ quan chức năng thành phố cùng với Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, tham mưu, nghiên cứu xây dựng đề án mới về chính sách chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân khai thác hoạt động vùng ven bờ. Sauk hi đề án mới được xây dựng và thông qua, thành phố sẽ có những quyết định chỉ đạo mới.

Quang cảnh ảm đạm tại "nghĩa địa" tàu cá xả bản bên âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà). Việc tạm dừng thực hiện chủ trương này là để các cơ quan chức năng thành phố cùng với Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, tham mưu, nghiên cứu xây dựng đề án mới về chính sách chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân khai thác hoạt động vùng ven bờ. Sauk hi đề án mới được xây dựng và thông qua, thành phố sẽ có những quyết định chỉ đạo mới.

Một tàu cá được kéo lên bờ bên âu thuyền Thọ Quang chờ xả bản, hỏa táng. Đối với những tàu cá và ngư dân đã thực hiện theo quyết định số 4991 đã có cam kết nếu phát sinh sẽ bị xử phạt và không được hưởng thêm chính sách nào nữa.

Một tàu cá được kéo lên bờ bên âu thuyền Thọ Quang chờ xả bản, hỏa táng. Đối với những tàu cá và ngư dân đã thực hiện theo quyết định số 4991 đã có cam kết nếu phát sinh sẽ bị xử phạt và không được hưởng thêm chính sách nào nữa.

Trong khi chờ đời đề án và chính sách mới, các tàu cá, thuyền máy nhỏ sẽ được địa phương quản lý chặt chẽ tránh phát sinh.

Trong khi chờ đời đề án và chính sách mới, các tàu cá, thuyền máy nhỏ sẽ được địa phương quản lý chặt chẽ tránh phát sinh.

"Nghĩa địa" tàu cá xả bản tạo ngổn ngang bên âu thuyền Thọ Quang vốn nổi tiếng về ô nhiễm ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành

"Nghĩa địa" tàu cá xả bản tạo ngổn ngang bên âu thuyền Thọ Quang vốn nổi tiếng về ô nhiễm ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành

Nguyễn Thành

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ngon-ngang-nghia-dia-tau-ca-xa-ban-o-da-nang-1365370.tpo