Người bị mất ngủ không nên ngủ trưa?

Dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy, vào một ngày thông thường, 1/3 số người trưởng thành ngủ trưa. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, giấc ngủ ngắn vào ban ngày không phải là điều tốt cho tất cả mọi người.

Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc vào vào ban đêm

Với những người có giấc ngủ chập chờn, khó ngủ và ngủ ít vào ban đêm thì rất dễ có tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau. Bệnh mất ngủ có thể sẽ trầm trọng hơn nếu tiếp tục ngủ bù vào buổi trưa, sau đó lại lặp lại vòng tuần hoàn này vào không thể quay về giờ giấc sinh học vốn có.

Vì thế để tình trạng này không nặng hơn thì những người bị mất ngủ vào ban đêm nên cố gắng hạn chế việc ngủ trưa dù chỉ là chợp mắt.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Người có huyết áp thấp

Khi ngủ trưa, huyết áp sẽ giảm xuống một mức tương đối, vì thế việc ngủ trưa rất có lợi cho những người có huyết áp cao. Thế nhưng đối với người có huyết áp thấp thì việc ngủ trưa có thể khiến cơ thể gặp tình trạng khó thở nặng hơn.

Người có huyết áp thấp nên chú ý kiểm soát thời gian ngủ của mình cũng như nhiệt độ trong phòng không nên quá cao hay quá thấp.

Người béo phì

Nhiều người có thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn xong. Ngủ trưa sau bữa ăn dễ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì, bạn có thể thay đổi thời gian ngủ trưa thành 20-30 phút trước bữa trưa. Do đó, đừng ngủ một giấc sau khi ăn trưa, bạn có thể đợi thức ăn tiêu hóa hết, thậm chí đứng vận động rồi mới đi ngủ trưa.

Ngủ trưa như thế nào cho đúng cách?

- Không chỉ các nhà khoa học tại trường Đại học Tim mạch Mỹ mà phần lớn giới y khoa, có cả Việt Nam ủng hộ việc ngủ trưa vừa đủ kéo dài từ 20 – 30 phút để đem đến sự tỉnh táo và tốt cho sức khỏe.

- Không nên ngủ sau 16 giờ bởi có thể phá vỡ chu trình sinh học khiến bạn choáng váng khi thức dậy. Đồng thời dễ bị khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Tốt nhất nên ngủ trong khoảng 13 – 15 giờ.

- Không nên nằm sấp trên bàn bởi có thể dẫn đến thiếu máu đại não, gây khó thở, tăng “việc làm” cho tim phổi,...

- Không nên ngủ ngay sau khi ăn trưa, sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa, chất dinh dưỡng khó hấp thu. Tốt nhất là sau khi ăn trưa 30 phút bạn nhé.

Bạn có thể đắp một chiếc chăn mỏng khi ngủ trưa do lúc này, quá trình trao đổi chất sẽ giảm, nhịp thở chậm lại khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Dù không bắt buộc nhưng sẽ làm bạn thoải mái hơn khi ngủ.

- Khi vừa ngủ trưa dậy, bạn hãy ngồi tại chỗ tầm 1 – 3 phút để cơ thể tỉnh táo, ổn định rồi mới bắt đầu công việc nhé.

Lan Anh (tổng hợp)

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/nguoi-bi-mat-ngu-khong-nen-ngu-trua.html