Người dân đi Chùa lễ Phật, cầu an sau giao Thừa

Mặc dù thời tiết giá rét nhưng sau thời khắc giao Thừa, nhiều người dân ở Thành phố Vinh và vùng phụ cận đã đến Chùa Cần Linh tại phường Cửa Nam để xin lộc, cầu an trong năm mới.

 Chùa Cần Linh hay còn gọi là Chùa Sư Nữ là điểm đến của nhiều người dân sau lễ cúng gia tiên trong đêm giao Thừa. Đây là ngôi chùa có hàng ngàn năm tuổi, được xây dựng cuối thời Lê, cạnh sông Cồn Mộc thuộc phường Cửa Nam, Thành phố Vinh. Ảnh: Khánh Ly

Chùa Cần Linh hay còn gọi là Chùa Sư Nữ là điểm đến của nhiều người dân sau lễ cúng gia tiên trong đêm giao Thừa. Đây là ngôi chùa có hàng ngàn năm tuổi, được xây dựng cuối thời Lê, cạnh sông Cồn Mộc thuộc phường Cửa Nam, Thành phố Vinh. Ảnh: Khánh Ly

 Người đến Chùa Cần Linh xin lộc, cầu phúc, cầu an trong đêm giao thừa có đủ mọi lứa tuổi. Ảnh: Khánh Ly

Người đến Chùa Cần Linh xin lộc, cầu phúc, cầu an trong đêm giao thừa có đủ mọi lứa tuổi. Ảnh: Khánh Ly

 Có những gia đình cả nhà cùng đi lễ Chùa cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe và may mắn. Ảnh: Khánh Ly

Có những gia đình cả nhà cùng đi lễ Chùa cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe và may mắn. Ảnh: Khánh Ly

 Những quầy bán hương hoa, đồ lễ vẫn mở cửa để phục vụ nhu cầu của người dân. Ảnh: Khánh Ly

Những quầy bán hương hoa, đồ lễ vẫn mở cửa để phục vụ nhu cầu của người dân. Ảnh: Khánh Ly

 Người Việt tin rằng đi lễ Chùa không đơn giản chỉ là để cầu nguyện mà còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào chốn tâm linh, để lại phía sau những bộn bề vất vả. Ảnh: Khánh Ly

Người Việt tin rằng đi lễ Chùa không đơn giản chỉ là để cầu nguyện mà còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào chốn tâm linh, để lại phía sau những bộn bề vất vả. Ảnh: Khánh Ly

 Đêm Giao Thừa, Chùa rực sáng ánh đèn với những ban thờ đầy hương, hoa. Ảnh: Khánh Ly

Đêm Giao Thừa, Chùa rực sáng ánh đèn với những ban thờ đầy hương, hoa. Ảnh: Khánh Ly

 Mỗi người đi lễ Chùa với những mục đích khác nhau, người cầu tài, cầu lộc, cầu may; người cầu bình an, sức khỏe. Ảnh: Khánh Ly

Mỗi người đi lễ Chùa với những mục đích khác nhau, người cầu tài, cầu lộc, cầu may; người cầu bình an, sức khỏe. Ảnh: Khánh Ly

 Ai cũng gửi gắm ước vọng, mong muốn cho bản thân và gia đình một năm mới bình an và nhiều điều tốt đẹp. Ảnh: Khánh Ly

Ai cũng gửi gắm ước vọng, mong muốn cho bản thân và gia đình một năm mới bình an và nhiều điều tốt đẹp. Ảnh: Khánh Ly

 Nhiều người quan niệm đi lễ Chùa ngay sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ giúp gia đình có được sự an lạc, cả năm may mắn. Ảnh: Khánh Ly

Nhiều người quan niệm đi lễ Chùa ngay sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ giúp gia đình có được sự an lạc, cả năm may mắn. Ảnh: Khánh Ly

 Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ Chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ. Ảnh: Khánh Ly

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ Chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ. Ảnh: Khánh Ly

 Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, ai cũng thấy lòng mình lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Khánh Ly

Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, ai cũng thấy lòng mình lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Khánh Ly

 Tại điện chính, nhà chùa làm lễ cầu mong quốc thái, dân an, đất nước đẹp giàu, mùa màng bội thu, người dân ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Khánh Ly

Tại điện chính, nhà chùa làm lễ cầu mong quốc thái, dân an, đất nước đẹp giàu, mùa màng bội thu, người dân ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Khánh Ly

 Một góc sân chùa được đặt nhiều đồ lễ để người dân thụ lộc sau khi lễ chùa. Ảnh: Khánh Ly

Một góc sân chùa được đặt nhiều đồ lễ để người dân thụ lộc sau khi lễ chùa. Ảnh: Khánh Ly

 Theo quan niệm của người xưa, xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong sự may mắn, hanh thông. Ảnh: Khánh Ly

Theo quan niệm của người xưa, xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong sự may mắn, hanh thông. Ảnh: Khánh Ly

 Theo truyền thống, Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn - Trụ trì chùa Cần Linh phát lộc cho người dân trong đêm Giao thừa. Ảnh: Khánh Ly

Theo truyền thống, Ni sư Thích Nữ Diệu Nhẫn - Trụ trì chùa Cần Linh phát lộc cho người dân trong đêm Giao thừa. Ảnh: Khánh Ly

 Niềm vui thụ lộc Chùa của các em nhỏ trong đêm Giao thừa. Ảnh: Khánh Ly

Niềm vui thụ lộc Chùa của các em nhỏ trong đêm Giao thừa. Ảnh: Khánh Ly

 Trước khi ra về nhiều người không quên góp chút công đức cho nhà Chùa. Ảnh: Khánh Ly

Trước khi ra về nhiều người không quên góp chút công đức cho nhà Chùa. Ảnh: Khánh Ly

 Và mua những túi muối nhỏ xinh kèm bật lửa cho những người có hoàn cảnh khó khăn để rước may mắn, tài lộc và sự ấm no cho cả năm. Bởi người xưa quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" hay "muối trao tay phúc, lộc, thọ đong đầy". Ảnh: Khánh Ly

Và mua những túi muối nhỏ xinh kèm bật lửa cho những người có hoàn cảnh khó khăn để rước may mắn, tài lộc và sự ấm no cho cả năm. Bởi người xưa quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" hay "muối trao tay phúc, lộc, thọ đong đầy". Ảnh: Khánh Ly

Khánh Ly

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/nguoi-dan-di-chua-le-phat-cau-an-sau-giao-thua-post284734.html