Người dân đội 2.000 chiếc bánh chưng cung tiến vua Mai Hắc Đế

Trong sáng 2/2 (tức ngày 12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đội bánh chưng cung tiến lên đền thờ trong ngày giỗ vua Mai Hắc Đế.

Cứ đến ngày 11, 12, 13 tháng Giêng, người dân xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại chuẩn bị bánh chưng, mâm cỗ gà để tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế. Năm nay, người dân trong toàn xã gói 2.000 chiếc bánh chưng để cung tiến dâng vua trong dịp lễ giỗ thứ 1.300 năm ngày mất của vị vua này.

Cứ đến ngày 11, 12, 13 tháng Giêng, người dân xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại chuẩn bị bánh chưng, mâm cỗ gà để tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế. Năm nay, người dân trong toàn xã gói 2.000 chiếc bánh chưng để cung tiến dâng vua trong dịp lễ giỗ thứ 1.300 năm ngày mất của vị vua này.

Để chuẩn bị bánh chưng, từ ngày hôm qua (11 tháng Giêng), 7 thôn trên toàn xã đã tập trung tại các nhà văn hóa thôn để cùng gói bánh chưng. Việc chuẩn bị khâu gói bánh chưng được người dân làm cẩn thận và công phu.

Để chuẩn bị bánh chưng, từ ngày hôm qua (11 tháng Giêng), 7 thôn trên toàn xã đã tập trung tại các nhà văn hóa thôn để cùng gói bánh chưng. Việc chuẩn bị khâu gói bánh chưng được người dân làm cẩn thận và công phu.

Những người gói bánh phải có tay nghề, khéo léo để làm ra những chiếc bánh đẹp mắt dâng tiến lên vua. Khi gói bánh xong, người dân tại các thôn sẽ nấu bánh.

Những người gói bánh phải có tay nghề, khéo léo để làm ra những chiếc bánh đẹp mắt dâng tiến lên vua. Khi gói bánh xong, người dân tại các thôn sẽ nấu bánh.

Những chiếc bánh khi chín được dán địa chỉ các thôn và dòng chữ “Lễ giỗ vua Mai năm Quý Mão”.

Những chiếc bánh khi chín được dán địa chỉ các thôn và dòng chữ “Lễ giỗ vua Mai năm Quý Mão”.

Tại thôn Sơn Phú, từ sáng sớm hàng trăm người dân đã có mặt tại nhà văn hóa để cùng chuẩn bị rước lễ vật vào đền thờ vua Mai Hắc Đế.

Tại thôn Sơn Phú, từ sáng sớm hàng trăm người dân đã có mặt tại nhà văn hóa để cùng chuẩn bị rước lễ vật vào đền thờ vua Mai Hắc Đế.

Cứ 4 chiếc bánh sẽ đặt được trong mâm và dùng lồng bàn màu đỏ để đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình đưa bánh đến đền.

Cứ 4 chiếc bánh sẽ đặt được trong mâm và dùng lồng bàn màu đỏ để đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình đưa bánh đến đền.

Vì đường từ thôn đến đền thờ cách khoảng 2 km nên người dân thôn Sơn Phú sử dụng xe máy để di chuyển. Những phụ nữ đội lễ vật bánh chưng khoác trên mình chiếc áo dài truyền thống, còn nam giới mặc áo sơ mi và vest.

Vì đường từ thôn đến đền thờ cách khoảng 2 km nên người dân thôn Sơn Phú sử dụng xe máy để di chuyển. Những phụ nữ đội lễ vật bánh chưng khoác trên mình chiếc áo dài truyền thống, còn nam giới mặc áo sơ mi và vest.

Trong ảnh hàng trăm người di chuyển, đội lễ từ đường làng đến đền vua Mai.

Trong ảnh hàng trăm người di chuyển, đội lễ từ đường làng đến đền vua Mai.

Chị Lê Thị Bình (trú thôn Sơn Phú) cho biết trong ngày 11 tháng Giêng, có hơn 500 người dân ở thôn cùng tập trung để gói và nấu bánh chưng. Thôn năm nay làm 350 chiếc bánh để cung tiến lên vua Mai trong ngày giỗ. Cứ đến dịp giỗ vua Mai, người dân lại vui mừng, phấn khởi khi được góp sức mình làm những chiếc bánh, mâm cỗ dâng lên bàn thờ.

Chị Lê Thị Bình (trú thôn Sơn Phú) cho biết trong ngày 11 tháng Giêng, có hơn 500 người dân ở thôn cùng tập trung để gói và nấu bánh chưng. Thôn năm nay làm 350 chiếc bánh để cung tiến lên vua Mai trong ngày giỗ. Cứ đến dịp giỗ vua Mai, người dân lại vui mừng, phấn khởi khi được góp sức mình làm những chiếc bánh, mâm cỗ dâng lên bàn thờ.

Theo phong tục địa phương, lễ cúng vọng vua Mai bắt đầu từ ngày 12 tháng Giêng, còn lễ giỗ chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng.

Theo phong tục địa phương, lễ cúng vọng vua Mai bắt đầu từ ngày 12 tháng Giêng, còn lễ giỗ chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng.

Bánh chưng là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ dâng lên vua Mai trong ngày giỗ.

Bánh chưng là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ dâng lên vua Mai trong ngày giỗ.

Bánh được người dân sắp đặt trước các ban thờ trong đền thờ nhân dịp thứ 1.300 năm giỗ của vua Mai Hắc Đế.

Bánh được người dân sắp đặt trước các ban thờ trong đền thờ nhân dịp thứ 1.300 năm giỗ của vua Mai Hắc Đế.

Ông Phạm Trọng Hợp, Phó chủ tịch UBND xã Mai Phụ cho hay hàng năm đến dịp này hàng nghìn người dân địa phương lại háo hức gói bánh chưng cung tiến lên đền thờ vua Mai trong ngày giỗ. Việc làm bánh chưng dâng vua được người dân địa phương thực hiện trong nhiều năm qua.

Ông Phạm Trọng Hợp, Phó chủ tịch UBND xã Mai Phụ cho hay hàng năm đến dịp này hàng nghìn người dân địa phương lại háo hức gói bánh chưng cung tiến lên đền thờ vua Mai trong ngày giỗ. Việc làm bánh chưng dâng vua được người dân địa phương thực hiện trong nhiều năm qua.

Những lễ vật sau khi đến đền, người dân sắp thành từng hàng rồi di chuyển vào các ban thờ để đặt lễ.

Những lễ vật sau khi đến đền, người dân sắp thành từng hàng rồi di chuyển vào các ban thờ để đặt lễ.

Vua Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan, quê gốc ở làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Lúc sinh thời, vua Mai là hào kiệt, thông minh, tài trí và dũng cảm hơn người. Trong giai đoạn đất nước loạn lạc, không cam chịu ách đô hộ của xâm lược phương Bắc, ông đã chiêu mộ anh tài và quân 32 châu, liên kết với các nước chống nhà Đường. Sau khi đất nước được giải phóng, vua Mai liền ban lệnh xóa bỏ những thứ thuế do chính quyền đô hộ áp đặt từ bấy lâu. Dưới sự trị vì của Mai Hắc Đế, nước ta đã giành được độc lập, tự chủ trong gần 10 năm (713-722). Để tưởng nhớ công ơn của vị vua có công trạng với đất nước, nhân dân làng Mai Lâm, xã Mai Phụ đã lập đền thờ ông ngay tại quê nhà. Hàng năm đến dịp này, người dân tổ chức các hoạt động ý nghĩa trong ngày giỗ để dâng lễ tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc.

Hoài Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-dan-doi-2000-chiec-banh-chung-cung-tien-vua-mai-hac-de-post1506884.tpo