Người dân kỳ vọng sớm được đi mua sắm, du lịch sau Covid-19

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, người tiêu dùng Việt Nam tỏ thái độ lạc quan hơn khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Nhiều người kỳ vọng sẽ sớm được đi du lịch, mua sắm trở lại sau thời gian dài phải tạm ngưng mọi hoạt động vui chơi, giải trí.Ngày 23-10, Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos đã phát hành báo cáo đánh giá hành vi người tiêu dùng thay đổi như nào sau khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào hồi tháng 7.Phạm vi nghiên cứu gồm các quốc gia Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Các đối tượng tham gia khảo sát từ 18 tuổi trở lên.Theo báo cáo này của Iposos, người Việt Nam lạc quan hơn các nước trong khu vực khi có đến 55% người Việt được hỏi cho rằng kinh tế trong nước sẽ tốt hơn trong 6 tháng tới. Con số này ở các nước khác trong khu vực là 45%.Người Việt đã sẵn sàng quay trở lại các hoạt động bên ngoài như đi ăn nhà hàng, tham gia sự kiện hay thăm bạn bè.Mặc dù các thói quen được thiết lập sau 2 lần giãn cách xã hội sẽ tiếp tục được duy trì như ở nhà nhiều hơn, thực hiện lối sống lành mạnh, lựa chọn kỹ hơn các điểm đến khi du lịch… tuy nhiên, lượng người tham gia mua sắm, vui chơi giải trí bắt đầu nhiều hơn trước.Báo cáo cũng cho thấy, tương tự như đợt khảo sát hồi tháng 5, người Việt sẵn sàng quay trở lại các hoạt động bên ngoài như đi ăn nhà hàng, tham gia sự kiện hay thăm bạn bè.Dẫu vậy, có đến 73% người dân dự định sẽ giảm tần suất các hoạt động mua sắm và giải trí. Các hoạt động du lịch vẫn chưa khởi sắc cho đến năm sau. Việc đi du lịch nước ngoài cũng sẽ phải tiếp tục trì hoãn vì phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng, họ không có ý định đi du lịch nước ngoài trước mùa hè năm sau.Hơn nữa, do lo lắng liệu công việc có ổn định hay không sau Covid-19, người dân Việt Nam chưa tự tin để thực hiện các mua sắm lớn, các hoạt động đầu tư cũng đưa vào hạng mục cắt giảm.Có 81% người Việt cho rằng họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi mua sắm, tiếp tục ưu tiên cho những thứ thiết yếu; 45% người dân giảm chi tiêu cho các hoạ

(SGTTO) – So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, người tiêu dùng Việt Nam tỏ thái độ lạc quan hơn khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Nhiều người kỳ vọng sẽ sớm được đi du lịch, mua sắm trở lại sau thời gian dài phải tạm ngưng mọi hoạt động vui chơi, giải trí.

Ngày 23-10, Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos đã phát hành báo cáo đánh giá hành vi người tiêu dùng thay đổi như nào sau khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào hồi tháng 7.

Phạm vi nghiên cứu gồm các quốc gia Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Các đối tượng tham gia khảo sát từ 18 tuổi trở lên.

Theo báo cáo này của Iposos, người Việt Nam lạc quan hơn các nước trong khu vực khi có đến 55% người Việt được hỏi cho rằng kinh tế trong nước sẽ tốt hơn trong 6 tháng tới. Con số này ở các nước khác trong khu vực là 45%.

Người Việt đã sẵn sàng quay trở lại các hoạt động bên ngoài như đi ăn nhà hàng, tham gia sự kiện hay thăm bạn bè.

Người Việt đã sẵn sàng quay trở lại các hoạt động bên ngoài như đi ăn nhà hàng, tham gia sự kiện hay thăm bạn bè.

Mặc dù các thói quen được thiết lập sau 2 lần giãn cách xã hội sẽ tiếp tục được duy trì như ở nhà nhiều hơn, thực hiện lối sống lành mạnh, lựa chọn kỹ hơn các điểm đến khi du lịch… tuy nhiên, lượng người tham gia mua sắm, vui chơi giải trí bắt đầu nhiều hơn trước.

Báo cáo cũng cho thấy, tương tự như đợt khảo sát hồi tháng 5, người Việt sẵn sàng quay trở lại các hoạt động bên ngoài như đi ăn nhà hàng, tham gia sự kiện hay thăm bạn bè.

Dẫu vậy, có đến 73% người dân dự định sẽ giảm tần suất các hoạt động mua sắm và giải trí. Các hoạt động du lịch vẫn chưa khởi sắc cho đến năm sau. Việc đi du lịch nước ngoài cũng sẽ phải tiếp tục trì hoãn vì phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng, họ không có ý định đi du lịch nước ngoài trước mùa hè năm sau.

Hơn nữa, do lo lắng liệu công việc có ổn định hay không sau Covid-19, người dân Việt Nam chưa tự tin để thực hiện các mua sắm lớn, các hoạt động đầu tư cũng đưa vào hạng mục cắt giảm.

Có 81% người Việt cho rằng họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi mua sắm, tiếp tục ưu tiên cho những thứ thiết yếu; 45% người dân giảm chi tiêu cho các hoạt động bên ngoài.

Có đến 73% người tham gia khảo sát cho rằng, họ dự định sẽ giảm tần suất các hoạt động mua sắm và giải trí.

Có đến 73% người tham gia khảo sát cho rằng, họ dự định sẽ giảm tần suất các hoạt động mua sắm và giải trí.

Khảo sát này phù hợp với ý kiến của nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch khi nhận định rằng, nhu cầu đi du lịch là có nhưng để “ngành công nghiệp không khói” này phục hồi phải cần thêm thời gian.

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Công ty Du lịch Viet Excursions, nhận định, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn đang vật lộn với dịch bệnh thì tại Việt Nam, việc khống chế dịch bệnh đang tiến triển tốt.

Với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thu hút khách, tạo điều kiện để phục hồi hoạt động kinh doanh sau thời gian dài ảnh hưởng bởi Covid-19.

Ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HG Holdings, cũng thông tin, Việt Nam đang là điểm đến được tìm kiếm nhiều trên Google, các chỉ số yêu cầu đi du lịch đến Việt Nam năm 2021 cao một cách ấn tượng.

Để đón đầu nhu cầu phục hồi của ngành du lịch, đã có nhiều văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ và có nhiều cuộc khảo sát nhu cầu đi lại du lịch như thế nào để đảm bảo an toàn với dịch Covid-19. Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Tổng cục Du lịch Việt Nam xây dựng các quy trình về điểm đến du lịch an toàn một cách rõ ràng, công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, trong vòng 12 tháng tới, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành cần thúc đẩy mảng nội địa để bù đắp những thiếu hụt do chưa thể mở cửa đón khách du lịch quốc tế.

Nam Bình

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/nguoi-dan-ky-vong-som-duoc-di-mua-sam-du-lich-sau-covid-19/