Người dân nô nức tảo mộ, mời tổ tiên về đón Tết cùng con cháu sớm

Dù còn gần 1 tuần nữa mới đến Tết cổ truyền nhưng thời gian này nhiều gia đình đã có mặt tại phần mộ của gia đình cùng sửa sang, dọn dẹp và mời tổ tiên về đón Tết sớm.

Hàng năm, cứ từ 20 tháng Chạp đến 30 Tết, mỗi gia đình Việt đều thực hiện nghi lễ tảo mộ, đây là một trong những nghi lễ tốt đẹp của người dân trước khi bước sang năm mới. Năm nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên nhiều gia đình đã có mặt tại các phần mộ của gia đình sớm để cùng sửa soạn, dọn dẹp, cắt tỉa cây hoa... và cùng mời tổ tiên về đón Tết cùng con cháu.

Những ngày sát Tết, đông đảo người dân khắp nơi đã và đang hướng về cội nguồn, tổ tiên khi tạm gác lại những công việc thường nhật, có mặt tại nghĩa trang, phần mộ của gia tiên để sửa sang, dọn dẹp.

Những ngày sát Tết, đông đảo người dân khắp nơi đã và đang hướng về cội nguồn, tổ tiên khi tạm gác lại những công việc thường nhật, có mặt tại nghĩa trang, phần mộ của gia tiên để sửa sang, dọn dẹp.

Tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn - Hòa Bình) đông đảo người dân từ khắp các địa phương như: Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa... đã có mặt để thăm phần mộ của gia đình.

Tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn - Hòa Bình) đông đảo người dân từ khắp các địa phương như: Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa... đã có mặt để thăm phần mộ của gia đình.

Một trong những phần không thể thiếu trong khi tảo mộ là sửa sang, dọn dẹp, cắt tỉa cỏ cây xung quanh phần mộ.

Một trong những phần không thể thiếu trong khi tảo mộ là sửa sang, dọn dẹp, cắt tỉa cỏ cây xung quanh phần mộ.

Người phụ nữ lau chùi sạch sẽ phần mộ của gia đình trước khi thực hiện các nghi lễ tiếp theo.

Người phụ nữ lau chùi sạch sẽ phần mộ của gia đình trước khi thực hiện các nghi lễ tiếp theo.

Cũng trong dịp này, nhiều gia đình đã mang các loại cây, hoa như: quất, đào, hoa hồng, hoa cúc... để trồng mới tại khuôn viên phần mộ gia tiên.

Cũng trong dịp này, nhiều gia đình đã mang các loại cây, hoa như: quất, đào, hoa hồng, hoa cúc... để trồng mới tại khuôn viên phần mộ gia tiên.

Sau khi thực hiện xong phần quét dọn cũng như làm sạch khu vực phần mộ, người dân tiến hành dâng lễ vật lên gia tiên.

Sau khi thực hiện xong phần quét dọn cũng như làm sạch khu vực phần mộ, người dân tiến hành dâng lễ vật lên gia tiên.

Sau khi sửa soạn xong, các gia đình tiến hành thắp hương cùng cầu khấn, giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất về những sự việc xảy ra trong một năm qua.

Sau khi sửa soạn xong, các gia đình tiến hành thắp hương cùng cầu khấn, giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất về những sự việc xảy ra trong một năm qua.

Đồng thời, mời gọi hương hồn những người đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Đồng thời, mời gọi hương hồn những người đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Tảo mộ còn có ý nghĩa để thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Tảo mộ còn có ý nghĩa để thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, dòng tộc, nhắc nhở con cháu về đạo lý “chim có tổ, người có tông”.

Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, dòng tộc, nhắc nhở con cháu về đạo lý “chim có tổ, người có tông”.

Tảo mộ đã trở thành một nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến.

Tảo mộ đã trở thành một nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến.

Dịp này, nhiều gia đình cũng đưa con trẻ đi tảo mộ cùng với mong muốn tỏ lòng thành kính và cũng là cách giáo dục trẻ luôn hướng về tổ tiên, nguồn cội.

Dịp này, nhiều gia đình cũng đưa con trẻ đi tảo mộ cùng với mong muốn tỏ lòng thành kính và cũng là cách giáo dục trẻ luôn hướng về tổ tiên, nguồn cội.

Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Đây là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua và mời những người đã qua đời về ăn Tết cùng gia đình.

Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Đây là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua và mời những người đã qua đời về ăn Tết cùng gia đình.

Lê Bảo

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nguoi-dan-no-nuc-tao-mo-moi-to-tien-ve-don-tet-cung-con-chau-som-20210205092032462.htm