Người đàn ông 50 tuổi cưới gái tân 27 tuổi nổi tiếng Ninh Thuận
Dù chênh lệch tuổi tác nhưng người đàn ông 50 tuổi và vợ trẻ luôn yêu thương, cùng nhau vượt qua sóng gió.
Năm 2023, dư luận được phen xôn xao trước chuyện tình yêu “đũa lệch” của cặp đôi chồng già – vợ trẻ tại Ninh Thuận. Đó là chú Tuấn (50 tuổi) và Đớn (27 tuổi), dù chênh lệch tuổi tác nhưng luôn yêu thương, cùng nhau vượt qua sóng gió cuộc đời.
Cặp vợ chồng đũa lệch sống ở bìa rừng
Thời điểm "nổi tiếng", chú Tuấn cho biết vợ và mẹ đẻ không hợp nhau. Họ cứ đi xa làm ăn thì chẳng sao, chỉ cần về nhà được 1-2 tiếng là xảy ra cự cãi. "Mẹ tôi ngã phải nằm một chỗ. Chúng tôi tức tốc về chăm sóc, vợ tôi thương bà nên ân cần lắm. Vậy mà bà cứ chửi mắng thậm tệ rồi đuổi đi khiến cô ấy tủi hờn.
Còn tôi thương vợ, thấy vợ thiệt thòi nhiều nhưng đứng giữa vợ và mẹ già chẳng biết phải làm sao cho tròn đạo hiếu. Do đó tôi quyết định chuyển ra đây dựng tạm cái lán để ở, tránh chuyện mẹ chồng – nàng dâu”, người đàn ông tâm sự trên kênh YouTube Gà lang thang.
Về phía Đớn, cô cho biết bản thân không muốn xảy ra chuyện này nhưng sức chịu đựng của con người có hạn. Mẹ chồng cũng nhiều lần đuổi cô đi nên phải đi. "Chúng em đã dọn ra mảnh đất ngoài bìa rừng, dựng túp lều sống. Đất này là của gia đình bỏ trống", Đớn nói.
Thiếu thốn là thế họ vẫn luôn lạc quan vào cuộc sống. Họ tin rằng chỉ cần có tình yêu thương là mọi chuyện sẽ ổn, vượt qua mọi dông bão cuộc đời. “Chúng tôi quen nhau cũng tình cờ lắm nhen. Hồi đó tôi đã 40 tuổi, chưa cưới vợ lần nào cả. Một lần tôi đi chơi thì tình cờ gặp vợ - thời điểm ấy mới 16-17 tuổi thôi.
Tôi vốn có kinh nghiệm trong việc “chọc gái” nên thả thính dăm ba câu ngọt ngào. Ngờ đâu vợ đổ và mê mệt vẻ đẹp của tôi. Chúng tôi quyết định tìm hiểu rồi yêu nhau, nên nghĩa vợ chồng”, chú Tuấn nhớ lại.
Khi cưới Đớn về làm vợ, chú Tuấn đã vấp phải rất nhiều chỉ trích từ miệng thiên hạ. Thậm chí có người còn độc mồm nói chú “dụ trẻ con” rồi lừa lấy làm vợ. Chú khẳng định: “Tôi không hề dụ dỗ vợ. Chúng tôi đến với nhau hoàn toàn tự nguyện và xuất phát từ tình cảm của hai phía. Chúng tôi có giấy đăng ký kết hôn, được pháp luật công nhận đàng hoàng, không phải thích thì dọn về sống chung như vợ chồng. Tôi cũng được ông bà già vợ cưng thương hết mực luôn”.
Nhắc đến chuyện vì sao không về nhà vợ tá túc, người đàn ông 50 tuổi tiết lộ bố mẹ vợ hiện phải nuôi 2 em vợ ăn học, cuộc sống cũng không mấy khấm khá. Vì thế chú không muốn “làm phiền” bố mẹ. Chú chấp nhận cảnh cuộc sống cơ cực, ai thuê gì làm nấy kiếm tiền nuôi vợ và 2 con trai.
Cuộc sống ổn định, có nhà khang trang để ở
Sau đó, cặp “đũa lệch” đã được mạnh thường quân ở mọi miền Tổ quốc chung tay giúp đỡ. Họ đã có một ngôi nhà khang trang để ở, hai đứa trẻ được đến trường bằng xe đạp mới.
Chú Tuấn tâm sự: “Cuộc sống của vợ chồng tôi và hai đứa trẻ giờ thay đổi rất nhiều so với trước đây. Cả nhà được ở trong căn nhà khang trang, vững chãi, có thể chống chọi được với nắng gió – mưa bão của Ninh Thuận.
Lũ trẻ được đi học bằng xe đạp, sách vở đầy đủ. Hơn cả chúng được ăn lo, không phải đói khát như trước. Tôi có nằm mơ cũng chẳng thể ngờ nổi có một ngày sống đủ đầy như bây giờ”.
Chồng vừa dứt lời, chị Đớn vội khoe: “Em luôn cảm thấy biết ơn đến các mạnh thường quân đã giúp đỡ gia đình. Nhờ họ, vợ chồng em mới có căn nhà tử tế để ở. Đặc biệt em thấy ngôi nhà như đem lại vận may cho gia đình”.
Lúc này chúng tôi bất ngờ hỏi vận may đó là gì, người đàn ông 50 tuổi thành thật cho biết sau khi dọn vào nhà mới ở, họ luôn cảm thấy an tâm với cuộc sống và tập trung làm lụng kiếm sống nuôi 2 con nhỏ. “Ở nhà mới, chúng tôi khỏe khoắn hơn rất nhiều. Tôi bắt đầu nghĩ cách làm ăn, nghĩ rằng “mạnh thường quân đã cho cái cần – tức ngôi nhà, mình phải đi câu con cá” để không phụ công mong mỏi của tất cả.
Tôi quyết định đi mua giống ngô về trồng ở khoảng đất trống trước nhà. Sau đó công ty nông nghiệp về ngỏ lời hợp tác làm ăn. Họ đề nghị cung cấp giống, phân bón để chúng tôi trồng mía, chăm sóc”, Chú Tuấn nói.
Hiện tại vợ chồng chú Tuấn trồng ngô, chăm sóc vườn mía. Cả hai đợi đến ngày thu hoạch ngô đem ra chợ bán, còn cánh đồng mía hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận trước đó với công ty nông nghiệp. “Họ nói rằng sau này đến vụ thu hoạch, chúng tôi sẽ hưởng tiền lời sau khi trừ hết các khoản đầu tư. Tôi nghĩ như vậy rất ổn, mình chỉ bỏ chút sức lực mà có tiền.
Họ cũng chịu các rủi ro như mất mùa, mưa bão… Tôi nghĩ an cư lạc nghiệp luôn đúng, có ngôi nhà để ở thì mọi thứ sẽ luôn dễ dàng. Giờ tôi chỉ mong hai vợ chồng khỏe mạnh, con cái ngoan ngoãn và học tập tốt”, chú Tuấn chia sẻ.