Người dân, phật tử trang nghiêm, thành kính đón mùa Đại lễ Phật đản

Hướng tới mùa Phật đản 2025 - Phật lịch 2569 (15/4) nhiều nơi trên cả nước đang ngập tràn trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng và rực rỡ sắc màu.

Năm nay, mùa đại lễ Phật đản thêm ý nghĩa khi Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP HCM (từ 6-8/5) đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn chư Tôn đức giáo phẩm, đại biểu quốc tế, cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử và nhân dân cả nước.

Ngoài sự kiện Vesak 2025 được tổ chức chính tại Học viện Phật giáo Việt Nam, nhiều ngôi chùa, tu viện tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước cũng tổ chức nhiều sự kiện hướng tới đại lễ.

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ - được cung rước về chùa Quán Sứ vào chiều 13/5.

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ - được cung rước về chùa Quán Sứ vào chiều 13/5.

Tại Hà Nội, Đại lễ Phật đản được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa. Năm nay đặc biệt hơn là có lễ cung rước xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ. Từ sáng 12/5 (tức 15/4 Âm lịch), đông đảo người dân và Phật tử xếp hàng vào chùa Qán Sứ để dâng hương, đảnh lễ nhân ngày Phật đản sinh.

Từ đầu giờ chiều 13/5, người dân đứng kín cổng chùa Quán Sứ để chờ đón xá lợi Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ. Hàng nghìn phật tử, người dân đã xếp hàng từ đêm qua tới sáng nay 14/5 tại chùa Quán Sứ, kiên nhẫn chờ đợi để được chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Từ nay đến ngày 16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Sau đó, xá lợi Phật được đưa đến tôn trí tại chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) từ ngày 17 đến 21/5, sau đó đưa trở về Ấn Độ.

Nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Chùa Ba Vàng (TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025. Sự kiện được tổ chức trang nghiêm với nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần từ bi và phụng sự của Phật giáo, hướng đến cộng đồng và xã hội.

Đại lễ Phật đản không chỉ hoạt động mang tính lễ nghi tôn giáo mà trở thành nét văn hóa đặc sắc, lan tỏa tinh thần từ bi đến cộng đồng.

Đại lễ Phật đản không chỉ hoạt động mang tính lễ nghi tôn giáo mà trở thành nét văn hóa đặc sắc, lan tỏa tinh thần từ bi đến cộng đồng.

Cùng với đại lễ, nhiều hoạt động đã được tổ chức như: Chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc đời Đức Phật, nghi thức nhiễu đăng dâng ánh sáng, rước xe hoa, lễ tắm Phật… góp phần lan tỏa giá trị từ bi, trí tuệ và tinh thần hòa hợp, đoàn kết của đạo Phật đến với mọi tầng lớp nhân dân. Cũng nhân mùa đại lễ, chùa đã trao tặng xe lăn cho nhân dân và phật tử có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn...

Tại Hà Nam, đại lễ Phật Đản được tổ chức tại chùa Bái Đính với chủ đề: "Lan tỏa tuệ giác - Kết nối nhân sinh". Từ trước đó, không khí trang hoàng cho khuôn viên chùa với tông màu chủ đạo của đại lễ Vesak 2025 năm nay là hồng và xanh dương, mang đến không gian bừng sáng và không khí trang nghiêm, thể hiện niềm tin, lòng tôn kính và niềm hoan hỷ sâu sắc đối với ngày lễ trọng đại của Phật giáo.

Đại lễ Phật Đản được tổ chức tại chùa Bái Đính với chủ đề: "Lan tỏa tuệ giác - Kết nối nhân sinh".

Đại lễ Phật Đản được tổ chức tại chùa Bái Đính với chủ đề: "Lan tỏa tuệ giác - Kết nối nhân sinh".

Trong khuôn khổ đại lễ Phật đản, chùa Bái Đính sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Triển lãm không gian văn hóa Phật giáo, lễ diễu hành xe hoa, hành trình khám phá di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An… tổ chức Đại lễ Phật đản với nhiều nghi lễ thiêng liêng gắn với chủ đề của đại lễ Vesak…

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh không chỉ hoạt động mang tính lễ nghi tôn giáo mà trở thành nét văn hóa đặc sắc, lan tỏa tinh thần từ bi đến cộng đồng.

Minh Nhật

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-phat-tu-trang-nghiem-thanh-kinh-don-mua-dai-le-phat-dan-172250514122005688.htm