Sáng 22/1 , người dân Thủ đô thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời. Thả cá chép là một phần không thể thiếu của lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo tín ngưỡng dân gian, vào ngày này, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo các hoạt động của gia đình trong suốt một năm qua với Ngọc Hoàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cá chép không chỉ là phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời mà còn là biểu tượng của sự thăng tiến, phát tài và may mắn trong văn hóa dân gian. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực cầu Long Biên, nhóm bạn trẻ hỗ trợ người dân thả cá chép và thu gom túi nilon. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dọc khu vực cầu, nhiều tình nguyện viên đã chờ sẵn để hỗ trợ, nhắc nhở người dân cách thả cá chép an toàn, không gây ảnh hưởng môi trường và an toàn giao thông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Minh Quân (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: 'Từ nhiều năm nay gia đình tôi luôn thả cá vàng vào đúng ngày 23 tháng Chạp tại khu vực sông Hồng, cầu mong cho năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc.' (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những người dân đi xe máy mang cá chép đến cầu Long Biên được đội tình nguyện viên đón lấy cá chép, rồi đổ vào trong một xô nhựa có dây dài để thả xuống sông Hồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Thả cá chép sau lễ cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống bao đời nay của người Việt, với ý nghĩa tiễn năm cũ, đồng thời thể hiện niềm mong mỏi một năm mới sung túc, ấm no. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Quanh khu vực hồ Tây, chính quyền địa phương có những điểm hỗ trợ người dân thả cá và tránh xả rác thải ra môi trường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những chú cá được giữ khỏe mạnh và thả ra sông Hồng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)