Người dân tự chế vợt, chong đèn bắt châu chấu xuyên đêm

Trước nạn châu chấu, cào cào tàn phá ruộng đồng hoa màu, người dân xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ, Nghệ An) đã chế vợt, chong đèn xuyên đêm để bắt châu chấu, cào cào vừa bán vừa tiêu diệt loại côn trùng này.

Hơn 1 tháng qua, ấu trùng châu chấu từ các năm trước gặp thời tiết thuận lợi nên sinh trưởng rất nhanh, tràn lên cắn phá rừng cây mét và ngô, cỏ sữa của người dân xã Nghĩa Bình (huyện Tân Kỳ, Nghệ An).

Hơn 1 tháng qua, ấu trùng châu chấu từ các năm trước gặp thời tiết thuận lợi nên sinh trưởng rất nhanh, tràn lên cắn phá rừng cây mét và ngô, cỏ sữa của người dân xã Nghĩa Bình (huyện Tân Kỳ, Nghệ An).

Châu chấu đã cắn trụi lá khoảng 50-60 ha và nhiều diện tích ngô, cỏ sữa của người dân ở xã Nghĩa Bình.

Châu chấu đã cắn trụi lá khoảng 50-60 ha và nhiều diện tích ngô, cỏ sữa của người dân ở xã Nghĩa Bình.

Huyện Tân Kỳ đã chi 139 triệu đồng, dùng máy bay không người lái để phun thuốc diệt châu chấu. Đến nay đã diệt được 80% số lượng châu chấu. Tuy vậy, lượng châu chấu tàn phá ruộng đồng của người dân vẫn còn rất nhiều.

Huyện Tân Kỳ đã chi 139 triệu đồng, dùng máy bay không người lái để phun thuốc diệt châu chấu. Đến nay đã diệt được 80% số lượng châu chấu. Tuy vậy, lượng châu chấu tàn phá ruộng đồng của người dân vẫn còn rất nhiều.

Vài tuần qua, nhiều người dân ở xã Nghĩa Bình đêm đến lại chong đèn ra đồng để bắt châu chấu. Ngoài việc để tiêu diệt châu chấu thì người dân còn bắt về bán, để làm thức ăn cho người hay phơi khô làm thức ăn cho gia cầm. Vừa có thêm thu nhập vừa có thêm nguồn thức ăn, vừa tiêu diệt được loại côn trùng gây hại này.

Vài tuần qua, nhiều người dân ở xã Nghĩa Bình đêm đến lại chong đèn ra đồng để bắt châu chấu. Ngoài việc để tiêu diệt châu chấu thì người dân còn bắt về bán, để làm thức ăn cho người hay phơi khô làm thức ăn cho gia cầm. Vừa có thêm thu nhập vừa có thêm nguồn thức ăn, vừa tiêu diệt được loại côn trùng gây hại này.

Để bắt được châu chấu, người dân dùng những sợi thép, nan tre và túi bóng lớn. Người dân đan tre và thép để tạo miệng túi bóng rộng và vợt để châu chấu mắc kẹt bên trong.

Để bắt được châu chấu, người dân dùng những sợi thép, nan tre và túi bóng lớn. Người dân đan tre và thép để tạo miệng túi bóng rộng và vợt để châu chấu mắc kẹt bên trong.

Nhiều đêm qua, chỉ mới chập choạng tối nhưng vợ chồng anh Lục Văn Thể (48 tuổi) và chị Lục Thị Lan (49 tuổi) đã đeo gùi, đội đèn cầm vợt đi vợt châu chấu ngoài đồng.

Nhiều đêm qua, chỉ mới chập choạng tối nhưng vợ chồng anh Lục Văn Thể (48 tuổi) và chị Lục Thị Lan (49 tuổi) đã đeo gùi, đội đèn cầm vợt đi vợt châu chấu ngoài đồng.

Chị Lan cho biết, từ khi châu chấu tràn vào vườn ngô, cỏ sữa với số lượng lớn thì người dân trong xóm đã rủ nhau đi bắt. Những ngày đầu vợ chồng vợt được 30 kg - 40 kg châu chấu. Một vài thương lái đến đặt hàng với số lượng ít loại to với mức giá 100.000 – 120.000 đồng/kg. Số châu chấu nhỏ còn lại sẽ được mang về làm thức ăn.

Chị Lan cho biết, từ khi châu chấu tràn vào vườn ngô, cỏ sữa với số lượng lớn thì người dân trong xóm đã rủ nhau đi bắt. Những ngày đầu vợ chồng vợt được 30 kg - 40 kg châu chấu. Một vài thương lái đến đặt hàng với số lượng ít loại to với mức giá 100.000 – 120.000 đồng/kg. Số châu chấu nhỏ còn lại sẽ được mang về làm thức ăn.

“Châu chấu từ lâu đã trở thành món ăn, chế biến làm mồi nhậu rất ngon, được nhiều người ưa chuộng. Nếu loại to thì châu chấu có giá rất đắt”, anh Thể chia sẻ và cho biết, hiện nay mỗi đêm anh bắt có thể được hơn 10kg châu chấu.

“Châu chấu từ lâu đã trở thành món ăn, chế biến làm mồi nhậu rất ngon, được nhiều người ưa chuộng. Nếu loại to thì châu chấu có giá rất đắt”, anh Thể chia sẻ và cho biết, hiện nay mỗi đêm anh bắt có thể được hơn 10kg châu chấu.

Châu chấu rất nhiều, mỗi đêm người dân nơi đây bắt được cả yến châu chấu.

Châu chấu rất nhiều, mỗi đêm người dân nơi đây bắt được cả yến châu chấu.

Châu chấu sau khi bắt được người dân mang về phơi khô làm món ăn, thức ăn cho gia cầm.

Châu chấu sau khi bắt được người dân mang về phơi khô làm món ăn, thức ăn cho gia cầm.

Ông Phan Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin tại xã Nghĩa Bình xuất hiện đàn châu chấu phá hoại cây trồng, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Nghĩa Bình, các phòng ban chuyên môn của huyện huy động lực lượng, phương tiện để diệt trừ, không thể để châu chấu phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. "Đến thời điểm này cơ bản đã khống chế được nạn châu chấu ở xã Nghĩa Bình", ông Giáp cho hay.

Ông Phan Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin tại xã Nghĩa Bình xuất hiện đàn châu chấu phá hoại cây trồng, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Nghĩa Bình, các phòng ban chuyên môn của huyện huy động lực lượng, phương tiện để diệt trừ, không thể để châu chấu phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. "Đến thời điểm này cơ bản đã khống chế được nạn châu chấu ở xã Nghĩa Bình", ông Giáp cho hay.

Ngọc Tú

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/nguoi-dan-tu-che-vot-chong-den-bat-chau-chau-xuyen-dem-20230607232731942.htm