Người miền Tây lo cá chưa kịp lớn đã chết vì mặn đến sớm

Hàng chục hộ dân nuôi cá lồng bè khu vực cồn Thới Sơn (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đứng ngồi không yên khi tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nhanh, diễn biến khó lường.

 Khu vực cồn Thới Sơn có hàng chục hộ nuôi cá lồng bè, với hơn 200 bè cá nuôi. Nơi này gần cầu Rạch Miễu nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, cách cửa biển hơn 60 km. Nghề nuôi cá lồng bè tại đây có từ hàng chục năm trước. Dòng nước nuôi cá thuộc một nhánh của sông Tiền, người địa phương hay gọi là sông Mỹ Tho.

Khu vực cồn Thới Sơn có hàng chục hộ nuôi cá lồng bè, với hơn 200 bè cá nuôi. Nơi này gần cầu Rạch Miễu nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, cách cửa biển hơn 60 km. Nghề nuôi cá lồng bè tại đây có từ hàng chục năm trước. Dòng nước nuôi cá thuộc một nhánh của sông Tiền, người địa phương hay gọi là sông Mỹ Tho.

 Các hộ dân đa phần nuôi cá điêu hồng. Tình trạng ở các lồng bè tuy vẫn ổn nhưng thường xuyên xuất hiện cá chết, hoặc vật vờ chậm lớn. Gần đây nhất vào giữa năm 2019, hàng chục lồng cá bè tại đây chết trắng vì nguồn nước không đảm bảo. Nhiều người lo lắng vì tình trạng xâm nhập mặn diễn biến thất thường có thể ảnh hưởng không tốt cho đàn cá. Điều này từng diễn ra trong đợt hạn mặn lịch sử năm 2016. Lúc đó khu vực này nhiễm mặn, thủy sản nuôi (nước ngọt) chết hàng loạt.

Các hộ dân đa phần nuôi cá điêu hồng. Tình trạng ở các lồng bè tuy vẫn ổn nhưng thường xuyên xuất hiện cá chết, hoặc vật vờ chậm lớn. Gần đây nhất vào giữa năm 2019, hàng chục lồng cá bè tại đây chết trắng vì nguồn nước không đảm bảo. Nhiều người lo lắng vì tình trạng xâm nhập mặn diễn biến thất thường có thể ảnh hưởng không tốt cho đàn cá. Điều này từng diễn ra trong đợt hạn mặn lịch sử năm 2016. Lúc đó khu vực này nhiễm mặn, thủy sản nuôi (nước ngọt) chết hàng loạt.

 Những con cá chết trôi nổi trong lồng bè luôn là nỗi ám ảnh của người nuôi.

Những con cá chết trôi nổi trong lồng bè luôn là nỗi ám ảnh của người nuôi.

 Bà Nguyễn Thị Hiền (61 tuổi), một người dân nuôi cá điêu hồng cho biết, nguồn nước nhánh sông Tiền khu vực cách nơi nuôi cá lồng bè của gia đình khoảng 10 km đã nhiễm mặn.

Bà Nguyễn Thị Hiền (61 tuổi), một người dân nuôi cá điêu hồng cho biết, nguồn nước nhánh sông Tiền khu vực cách nơi nuôi cá lồng bè của gia đình khoảng 10 km đã nhiễm mặn.

 Hơn lúc nào hết, bà Hiền lo lắng lồng bè cá điêu hồng mới thả nuôi ít lâu khó có thể duy trì đến thu hoạch. Chi phí bà đầu tư làm lồng bè, thả cá giống, thức ăn... hiện trên 60 triệu đồng.

Hơn lúc nào hết, bà Hiền lo lắng lồng bè cá điêu hồng mới thả nuôi ít lâu khó có thể duy trì đến thu hoạch. Chi phí bà đầu tư làm lồng bè, thả cá giống, thức ăn... hiện trên 60 triệu đồng.

 Theo đại diện Chi cục Thủy sản Tiền Giang, chất lượng nước khu vực cồn Thới Sơn trong mấy tháng qua không thật sự tốt cho người nuôi cá lồng bè.

Theo đại diện Chi cục Thủy sản Tiền Giang, chất lượng nước khu vực cồn Thới Sơn trong mấy tháng qua không thật sự tốt cho người nuôi cá lồng bè.

 Trong thời gian tới, nhiều khả năng vì ảnh hưởng bởi hạn mặn dẫn đến chất lượng nguồn nước sông tại đây ngày càng tệ, độ PH thay đổi. Trong khi đó, vài tháng qua người nuôi cá thường xuyên thấy những xác cá trôi nổi tại các bè nuôi - tình trạng rất ít khi xảy ra ở những năm trước.

Trong thời gian tới, nhiều khả năng vì ảnh hưởng bởi hạn mặn dẫn đến chất lượng nguồn nước sông tại đây ngày càng tệ, độ PH thay đổi. Trong khi đó, vài tháng qua người nuôi cá thường xuyên thấy những xác cá trôi nổi tại các bè nuôi - tình trạng rất ít khi xảy ra ở những năm trước.

 Không riêng bà Hiền, nhiều người nuôi cá lồng bè tại cồn Thới Sơn cũng chung mối lo. Theo nhiều người, tình trạng xâm nhập mặn tại nhánh sông Tiền, đoạn qua khu vực cồn Thới Sơn nhanh và sâu hơn những năm trước. Họ thậm chí còn lo sợ nước mặn xâm nhập vào tận đây khi cá chưa đến ngày thu hoạch.

Không riêng bà Hiền, nhiều người nuôi cá lồng bè tại cồn Thới Sơn cũng chung mối lo. Theo nhiều người, tình trạng xâm nhập mặn tại nhánh sông Tiền, đoạn qua khu vực cồn Thới Sơn nhanh và sâu hơn những năm trước. Họ thậm chí còn lo sợ nước mặn xâm nhập vào tận đây khi cá chưa đến ngày thu hoạch.

 Đại diện Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, bà con cần chủ động ứng phó với diễn biến hạn mặn năm nay. Những tháng tới, tình hình xâm nhập mặn trở nên gay gắt hơn vì nước thượng nguồn Mekong ở mức thấp, cùng với đó là hoạt động của gió mùa Đông Bắc kết hợp triều cường dâng cao.

Đại diện Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, bà con cần chủ động ứng phó với diễn biến hạn mặn năm nay. Những tháng tới, tình hình xâm nhập mặn trở nên gay gắt hơn vì nước thượng nguồn Mekong ở mức thấp, cùng với đó là hoạt động của gió mùa Đông Bắc kết hợp triều cường dâng cao.

Phạm Ngôn

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/nguoi-mien-tay-lo-ca-chua-kip-lon-da-chet-vi-man-den-som-post1034170.html