Người phụ nữ 'bỗng dưng' bỏ túi gần 19 tỷ đồng nhờ tiếng vẹt kêu

Một người phụ nữ đam mê nuôi vẹt từng bị hàng xóm ca thán phàn nàn vì gây ồn ào buộc phả dời nhà đi và khoảng 8 năm sau cô 'phát tài' nhờ nhận gần 19 tỷ đồng. Biết lý do ai cũng trầm trồ.

Người phụ nữ bị đuổi khỏi nhà vì nuôi vẹt vài năm sau nhận được tiền tỷ

Người phụ nữ tên Meril Lesser 8 năm trước từng buộc phải chuyển ra khỏi khu dân cư vì bị hàng xóm phàn nàn về 3 chú vẹt mà cô nuôi nhiều năm quá ồn ào. Được biết, đây không phải là 3 con vẹt bình thường, nó được coi là người bạn có vai trò hỗ trợ tinh thần vì người phụ nữ này từng bị trầm cảm.

Ngay sau khi chuyển khỏi nơi ở, người phụ nữ đã đâm đơn kiện ban quản lý khu dân cư. Chỉ với sự bất đồng quan điểm về những chú chim đã kéo theo một cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều năm. Mới đây, nó đã kết thúc khi khu dân cư cũ của Lesser đồng ý trả cho cô 165.000 USD (4,1 tỷ đồng) tiền bồi thường thiệt hại và 585.000 USD (14,6 tỷ đồng) tiền bồi thường căn hộ.

Sau một thời gian dài tốn nhiều công sức, mới đây trong một tuyên bố, luật sư Damian Williams mô tả thỏa thuận này là "khoản bồi thường lớn nhất mà Bộ Tư pháp từng giành được cho một người mắc bệnh khi đơn vị cung cấp nhà ở từ chối quyền được có động vật hỗ trợ".

"Kết quả này sẽ là một bài học để các đơn vị cung cấp nhà ở cân nhắc một cách cẩn trọng xem các chính sách và quy trình của họ đã tuân thủ luật liên bang hay chưa", ông Williams cho biết.

Hình ảnh những con vẹt chải lông cho nhau trong một trại chim ở Chantilly, Virginia. Ảnh: Washington Post

Hình ảnh những con vẹt chải lông cho nhau trong một trại chim ở Chantilly, Virginia. Ảnh: Washington Post

Chia sẻ xoay quang câu chuyện này, ông Peter Livingston, luật sư của khu dân cư Rutherford, cho biết trong một tuyên bố hôm 21/8 rằng họ "rất hài lòng với phán quyết này".

Điều đáng nhấn mạnh là động vật hỗ trợ tình cảm và những nơi mà chúng được phép đến, từ sân bay tới trường học, đã trở thành chủ đề thảo luận và thách thức pháp lý trong nhiều năm gần đây ở Mỹ.

Câu chuyện cô Lesser nhận được 19 tỷ đồng vừa qua đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Lesser là người mắc chứng lo âu và trầm cảm, đã chuyển đến Rutherford cùng với 2 trong số 3 chú vẹt của mình vào năm 1999. Những chú vẹt có vai trò "làm dịu và an ủi" Lesser, giúp cô cảm thấy an toàn và giữ bình tĩnh trong những cơn hoảng loạn. Vào thời điểm đó, tòa nhà không có quy trình nào đánh giá yêu cầu của những cư dân muốn sống cùng động vật hỗ trợ tình cảm.

Lesser ở khu dân cư này trong suốt 16 năm mà chưa bao giờ nghe thất hàng xóm phàn nàn về tiếng ồn từ những con vẹt. Tuy nhiên dấu mốc đáng nhớ là vào tháng 5/2015, Lesser nhận được một lá thư từ công ty quản lý tòa nhà nói rằng họ nhận được khiếu nại về những con vẹt gây ồn ào trong căn hộ của cô. Trước đó 5 tháng, Lesser đã nhận nuôi con vẹt thứ 3. Để tình "dĩ hòa vi quý" Lesser hứa sẽ trang bị thêm thảm trong căn hộ của cô để giảm tiếng ồn không gây ảnh hưởng đến hàng xóm.

Thông tin trên Vietnamnet theo các công tố viên, từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016, Cơ quan Bảo vệ Môi trường thành phố New York đã kiểm tra căn hộ của Lesser 15 lần để giải quyết khiếu nại nhưng không đưa ra bất kỳ vi phạm nào về tiếng ồn nào.

Tuy nhiên một thời gian sau tranh chấp giữa Lesser và khu dân cư Rutherford vẫn tiếp diễn. Đến tháng 3/2016, Lesser đã yêu cầu ban quản lý khu dân cư cho phép giữ lại những con vẹt, kèm theo một lá thư từ bác sĩ tâm thần của cô.

"Cả 3 con vẹt phải ở đó vì họ là bạn đồng hành lâu dài của nhau và không thể tách rời. Việc chia tách có thể gây ra những hậu quả tiêu cực", bác sĩ viết trong thư, đồng thời nói thêm rằng sự hiện diện của những con vẹt đã giúp "làm giảm các triệu chứng sức khỏe tâm thần" mà Lesser đang phải trải qua. Tuy nhiên, nhưng bức thư đó cũng không giải quyết được vấn đề. Tháng 5/2016, ban quản lý khu dân cư gửi cho Lesser thông báo chấm dứt hợp đồng, yêu cầu cô phải rời đi trong vòng 2 tuần. Không thể làm gì khác, Lesser cùng 3 con vẹt đã chuyển ra khỏi căn hộ sau đó vài tháng.

Không cam tâm khi phải dời khỏi nhà cùng 3 chú vẹt, năm 2018, Lesser đã nộp đơn khiếu nại lên Cơ quan Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ. Cơ quan này phát hiện ra rằng Rutherford đã vi phạm Đạo luật Nhà ở công bằng khi không cho phép cô nuôi những con vật với vai trò hỗ trợ tinh thần.

Trong những năm qua, khu dân cư đã cộng thêm phí pháp lý vào hóa đơn tiện ích mà Lesser vẫn đang trả cho căn hộ. Đến năm 2019, cô muốn bán căn hộ của mình nhưng hội đồng quản trị của khu dân cư đã từ chối đơn xin mua của những người mua tiềm năng - một quyết định mà các công tố viên cáo buộc là hành động trả thù.

Theo thỏa thuận được một thẩm phán chấp thuận mới đây, ban quản lý khu dân cư này phải bác bỏ yêu cầu chuyển nhà với Lesser, đồng thời áp dụng "chính sách chỗ ở hợp lý" cho những cư dân muốn sống cùng động vật hỗ trợ tinh thần.

Lý giải tại sao vẹt có thể bắt chước tiếng người

Con vẹt có khả năng đặc biệt là bắt chước những âm thanh mà chúng nghe được, dù đang ở môi trường hoang dã hoặc đã được thuần hóa. Để trả lời câu hỏi vì sao vẹt có thể bắt chuwoics tiếng người thì ta có thể hiểu rằng, sở dĩ, ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm, còn cần sự kết hợp từ vựng và quy luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra trong óc.

Đối với một con vẹt, âm thanh bắt nguồn từ một cơ quan gọi là syrinx hay minh quản nằm ở đáy khí quản của nó. Thông thường, nhiều loài chim có 2 màng rung bên trong cơ quan này nhưng vẹt chỉ có một. Khi âm thanh thoát ra khỏi đường thở, vẹt dùng lưỡi và mỏ để điều chỉnh chúng. Vẹt làm được điều này là vì chúng có chiếc lưỡi đặc biệt linh hoạt và mạnh mẽ.

Con vẹt có thể bắt chước tiếng người gần giống 100%. Ảnh minh họa.

Con vẹt có thể bắt chước tiếng người gần giống 100%. Ảnh minh họa.

Cũng giống như các loài vật khác có khả năng học phát âm, não vẹt chứa các vùng liên kết với nhau, cho phép chúng nghe, ghi nhớ, sửa đổi và tạo ra những âm thanh phức tạp. Trong khi các loài chim biết hót chỉ có một hệ thống trong não của chúng, hầu như các loài vẹt đều có hệ thống bổ sung.

Theo các nhà khoa học, điều này có thể giúp vẹt linh hoạt hơn khi học các tiếng gọi của loài mình và tiếng nói của loài người. Với đặc điểm giải phẫu chuyên biệt này, vẹt có thể sủa, la hét và học thuộc lòng các mẩu thông tin.

Một điểm đáng chú ý là trong giới động vật, chỉ có loài chim, nhất là những loài biết hót thường có thể bắt chước âm thanh của đồng loại và tiếng kêu của các động vật khác. Còn học nói tiếng người chỉ giới hạn ở vài loài biết hót, cụ thể là vẹt, yểng, khướu, theo VTC News.

Có thể nhiều người không biết, hầu hết vẹt sống thành đôi với nhau, ngay cả khi không phải là mùa sinh sản. Mỏ của vẹt rất cứng và làm được những điều rất "phi thường". Một số loài như Hyacinth Macaw, có khả năng bẻ khóa hạt macadamia, hoặc thậm chí là một quả dừa. Trên thế giới chỉ có một loài vẹt sống ở trên núi cao - vẹt kea. Vì có lông dày và thân tròn giúp bảo vệ thân nhiệt. Đặc điểm này giúp kea có thể tồn tại trong môi trường lạnh, nhất là ở các vùng núi cao.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nguoi-phu-nu-bong-dung-bo-tui-gan-19-ty-dong-nho-tieng-vet-keu-204240824172843939.htm