Người phụ nữ nước Việt nào được gọi là 'Bà Triệu trẻ'?

Nửa đầu thế kỷ 20 có một người phụ nữ được chí sĩ Phan Bội Châu gọi là Ấu Triệu tức 'Bà Triệu trẻ'.

Theo sách Các vị nữ danh nhân Việt Nam, Sương Nguyệt Anh (8/3/1864 - 20/1/1921), tên thật là Khuê (có sách ghi Nguyễn Xuân Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Khuê hoặc Nguyễn Thị Khuê) bút danh Nguyệt Anh.

Theo sách Các vị nữ danh nhân Việt Nam, Sương Nguyệt Anh (8/3/1864 - 20/1/1921), tên thật là Khuê (có sách ghi Nguyễn Xuân Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Khuê hoặc Nguyễn Thị Khuê) bút danh Nguyệt Anh.

Bà là con gái thứ tư của cụ Đồ Chiểu và bà Lê Thị Điền. Nữ giới chung (có nghĩa là “tiếng chuông của nữ giới”) do bà phụ trách (từ cuối năm 1917 - 19/7/1918) là tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ Việt Nam. Tuần báo phát hành định kỳ hàng tuần vào ngày thứ sáu. Tòa soạn đặt ở số 15 đường Tabert (nay là đường Nguyễn Du, TP.HCM).

Bà là con gái thứ tư của cụ Đồ Chiểu và bà Lê Thị Điền. Nữ giới chung (có nghĩa là “tiếng chuông của nữ giới”) do bà phụ trách (từ cuối năm 1917 - 19/7/1918) là tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ Việt Nam. Tuần báo phát hành định kỳ hàng tuần vào ngày thứ sáu. Tòa soạn đặt ở số 15 đường Tabert (nay là đường Nguyễn Du, TP.HCM).

Đạm Phương nữ sử (1881 - 1947) tên thật là Công Nữ Đồng Canh, thuộc dòng dõi hoàng tộc, là con gái của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Thiện, cháu vua Minh Mạng. Bà xuất hiện trên văn đàn từ năm 1918, viết đa dạng thể loại, đề tài.

Đạm Phương nữ sử (1881 - 1947) tên thật là Công Nữ Đồng Canh, thuộc dòng dõi hoàng tộc, là con gái của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Thiện, cháu vua Minh Mạng. Bà xuất hiện trên văn đàn từ năm 1918, viết đa dạng thể loại, đề tài.

Đóng góp lớn nhất của bà vẫn là chủ đề về giải phóng phụ nữ. Những vấn đề về nữ quyền bà đặt ra cho đến nay vẫn còn thời sự. Cuối năm 1926, Đạm Phương nữ sử cùng các cộng sự của mình đã thành lập Nữ công học hội - một tổ chức dành cho phụ nữ.

Đóng góp lớn nhất của bà vẫn là chủ đề về giải phóng phụ nữ. Những vấn đề về nữ quyền bà đặt ra cho đến nay vẫn còn thời sự. Cuối năm 1926, Đạm Phương nữ sử cùng các cộng sự của mình đã thành lập Nữ công học hội - một tổ chức dành cho phụ nữ.

Trong số các nhà quản lý có năng lực, xông xáo trên trận địa báo chí miền Nam xưa nay phải kể đến bà Cao Thị Khanh (1900 - ?), vợ của ông Nguyễn Đức Nhuận.

Trong số các nhà quản lý có năng lực, xông xáo trên trận địa báo chí miền Nam xưa nay phải kể đến bà Cao Thị Khanh (1900 - ?), vợ của ông Nguyễn Đức Nhuận.

Bà đã cùng chồng chủ trương tờ Phụ nữ tân văn - tờ báo thứ hai dành riêng cho nữ giới, sau tờ Nữ giới chung do nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Phụ nữ tân văn phát hành số đầu tiên ngày 2/5/1929 và số chót ghi ngày 21/4/1935. Chủ trương của báo là “Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”.

Bà đã cùng chồng chủ trương tờ Phụ nữ tân văn - tờ báo thứ hai dành riêng cho nữ giới, sau tờ Nữ giới chung do nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Phụ nữ tân văn phát hành số đầu tiên ngày 2/5/1929 và số chót ghi ngày 21/4/1935. Chủ trương của báo là “Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”.

Nửa đầu thế kỷ 20 có một người phụ nữ được chí sĩ Phan Bội Châu gọi là Ấu Triệu tức "Bà Triệu trẻ". Bà tên là Lê Thị Đàn (? - 1910), sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở Thế Lại Thượng, phủ Thừa Thiên. Từ năm 1905, với vỏ bọc là “bà Đốc Đàn” vợ của một quan chức ở Tòa Khâm sứ, bà đã vận động được nguồn kinh phí dồi dào để bí mật đưa hơn 200 thanh niên sang Nhật và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tế các tù chính trị. Bà bị bắt ngày 11/3/1910 khi công khai tố cáo tội ác của giặc với chí sĩ Đặng Thái Thân. Bà tự vẫn trong ngục ngày 25/4/1910.

Nửa đầu thế kỷ 20 có một người phụ nữ được chí sĩ Phan Bội Châu gọi là Ấu Triệu tức "Bà Triệu trẻ". Bà tên là Lê Thị Đàn (? - 1910), sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở Thế Lại Thượng, phủ Thừa Thiên. Từ năm 1905, với vỏ bọc là “bà Đốc Đàn” vợ của một quan chức ở Tòa Khâm sứ, bà đã vận động được nguồn kinh phí dồi dào để bí mật đưa hơn 200 thanh niên sang Nhật và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tế các tù chính trị. Bà bị bắt ngày 11/3/1910 khi công khai tố cáo tội ác của giặc với chí sĩ Đặng Thái Thân. Bà tự vẫn trong ngục ngày 25/4/1910.

Đào Thị Xuân Yến (1909 - 1997), thường được gọi theo tên chồng là bà Nguyễn Đình Chi (Tuần Chi), quê quán làng Hưng Thạnh, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Bà là người phụ nữ Trung Kỳ đầu tiên có bằng Tú tài Tây. Năm 1927, khi đang học tại Trường nữ Trung học Đồng Khánh, bà bị đuổi học vì tham gia bãi khóa. Năm 1952, bà được cử làm hiệu trưởng của chính ngôi trường này. Năm 1955, bà xin từ chức hiệu trưởng để chuyên tâm vào các công tác xã hội và ngầm ủng hộ các phong trào cách mạng, sau đó thoát ly ra vùng giải phóng. Bà từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.

Đào Thị Xuân Yến (1909 - 1997), thường được gọi theo tên chồng là bà Nguyễn Đình Chi (Tuần Chi), quê quán làng Hưng Thạnh, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Bà là người phụ nữ Trung Kỳ đầu tiên có bằng Tú tài Tây. Năm 1927, khi đang học tại Trường nữ Trung học Đồng Khánh, bà bị đuổi học vì tham gia bãi khóa. Năm 1952, bà được cử làm hiệu trưởng của chính ngôi trường này. Năm 1955, bà xin từ chức hiệu trưởng để chuyên tâm vào các công tác xã hội và ngầm ủng hộ các phong trào cách mạng, sau đó thoát ly ra vùng giải phóng. Bà từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.

Năm Phỉ (1906 - 1954), tên thật là Lê Thị Phỉ, sinh tại Mỹ Tho. Bà là con thứ 5 trong một gia đình có 11 người con. Khi mới lên 10, bà đã đi theo tiếng gọi của sân khấu. Bước đi này của bà đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người em: NSND Bảy Nam, Chín Bia và Mười Truyền. Với cách diễn thiên về nội tâm và giọng nói, hơi ca thật tình cảm, cô Năm đã thu hút được trọn vẹn khán giả mỗi lần xuất hiện trên sân khấu. Nhà giáo nhân dân, GS Hoàng Như Mai khẳng định: “Nữ nghệ sĩ Năm Phỉ là nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của sân khấu cải lương”.

Năm Phỉ (1906 - 1954), tên thật là Lê Thị Phỉ, sinh tại Mỹ Tho. Bà là con thứ 5 trong một gia đình có 11 người con. Khi mới lên 10, bà đã đi theo tiếng gọi của sân khấu. Bước đi này của bà đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người em: NSND Bảy Nam, Chín Bia và Mười Truyền. Với cách diễn thiên về nội tâm và giọng nói, hơi ca thật tình cảm, cô Năm đã thu hút được trọn vẹn khán giả mỗi lần xuất hiện trên sân khấu. Nhà giáo nhân dân, GS Hoàng Như Mai khẳng định: “Nữ nghệ sĩ Năm Phỉ là nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của sân khấu cải lương”.

Theo Việt Tú/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-phu-nu-nuoc-viet-nao-duoc-goi-la-ba-trieu-tre-1670728.html