Người phương Tây rút được 5 điều thiết thực trong 'Đạo đức kinh' của Lão Tử

Nghịch lý là bản chất của 'Đạo đức kinh', đến mức ngay cả những học giả có nền tảng vững chắc về Hán học cổ điển cũng không thể chắc chắn rằng họ đã lĩnh hội hết.

Đôi khi có vẻ chúng ta đang sống trong một thời đại luôn mất cân bằng. Mỗi ngày, tin tức mang đến cho ta những câu chuyện về xung đột và phân cực chính trị. Mọi người tìm kiếm, nhưng không bao giờ có thể tìm thấy, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khó nắm bắt đó. Những thử thách của cuộc sống hiện đại lấp đầy cuộc sống chúng ta với sự căng thẳng, kiệt sức và thiếu thốn không bao giờ kết thúc.

Mặc dù đúng là thế giới có thể biến động và cuộc sống trở nên hỗn loạn, nhưng quan điểm này cũng bỏ sót một điều quan trọng: Dù cá nhân hay xã hội, đều luôn phải vật lộn để tìm sự cân bằng trong cuộc sống. Thời đại chúng ta không lạ gì về vấn đề này, đó là một nỗ lực không ngừng của con người. Đó là lý do tại sao các nhà tư tưởng qua các thời đại và từ các lĩnh vực như tôn giáo, triết học, khoa học đã cố gắng đưa ra câu trả lời của riêng mình để giúp đỡ con người.

Hơn 2.000 năm trước, trong thời kỳ Chiến quốc của Trung Quốc, một cuốn sách như vậy đã cung cấp những câu trả lời sâu sắc, đầy màu sắc bí ẩn: Đạo đức kinh.

Sự khởi đầu huyền bí

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Lão Tử từng là người giữ văn khố của nhà Chu. Chứng kiến sự mục nát của xã hội, ông quyết định bỏ công việc và cưỡi trâu đi về phía tây. Khi đến cửa Hàm Cốc, ông gặp một người là Doãn Hỉ (Yinxi). Doãn ngay lập tức nhận ra sự khôn ngoan của Lão Tử và cầu xin nhà hiền triết cứu nhân độ thế bằng cách viết ra những lời dạy của ông. Do đó, Đạo đức kinh ra đời.

Bức tranh vẽ cảnh Lão Tử gặp Doãn Hỉ khi ra cửa Hàm Cốc

Bức tranh vẽ cảnh Lão Tử gặp Doãn Hỉ khi ra cửa Hàm Cốc

Sự thật là các học giả có thể nói rất ít về nguồn gốc của Đạo đức kinh và càng nói ít hơn về Lão Tử. Đối với các đạo sĩ, ông là một nhân vật thần thánh được cho là nhân cách hóa cho chính Đạo - tức là trật tự thống nhất của vũ trụ. Về triết học, ông là nhân vật trung tâm của một trong 3 trường phái tư tưởng chính đã định hình văn hóa và xã hội Trung Quốc, rộng ra là Đông Á. Trong khi đó, nhiều học giả hiện đại cho rằng ông chỉ là nhân vật truyền thuyết thuần túy chứ không phải nhân vật lịch sử.

Giống như sự huyền bí của Lão Tử, Đạo đức kinh là một mê cung kiến thức nhiều mặt. Được chia thành 81 chương súc tích được viết thành kệ, Đạo đức kinh là một trong 2 kinh văn cơ bản của Đạo giáo (bản kia là Nam hoa kinh của Trang Tử). Thông điệp của Đạo đức kinh nhiều màu sắc nghịch lý, thậm chí là phản trực giác và đôi khi tự mâu thuẫn. Đối với một số độc giả, những phẩm chất này thể hiện sự phức tạp và độc đáo của Đạo đức kinh. Đối với những người khác, họ thấy rằng hàm lượng kiến thức đó không phải là của một nhà tư tưởng đơn lẻ mà là một tập hợp các câu tục ngữ trong dân gian vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Victor Muir, một nhà Hán học nói: “Nghịch lý là bản chất của Đạo đức kinh, đến mức ngay cả những học giả có nền tảng vững chắc về Hán học cổ điển cũng không thể chắc chắn rằng họ đã nắm bắt được điều mà Lão Tử thực sự muốn nói trong những châm ngôn súc tích của ông”.

Một tác phẩm ngắn gọn như vậy, nhưng chủ đề của nó lại vô cùng rộng lớn. Tùy thuộc vào chương được trích dẫn, nó có thể là một luận đề chính trị về nghệ thuật quản lý nhà nước hoặc một khám phá triết học. Vào những thời điểm khác, nó giống như lời sấm siêu hình, tiết lộ nền tảng của vũ trụ và đưa ra những hiểu biết thần bí. Và đơn giản hơn, nó cũng có thể là hướng dẫn để tìm thấy sự an nhiên trong cuộc sống.

Đạo đức kinh và việc theo đuổi sự cân bằng

Như đã nói, dường như có một đường thẳng xuyên suốt kết nối các khía cạnh khác nhau này với nhau, ít nhất cũng giống như sợi dây xuyên suốt mà bạn sẽ nhận được với Đạo đức kinh. Đó là tầm quan trọng của sự cân bằng. Cho dù hướng đến trật tự vũ trụ, xã hội hay chính con người, Đạo đức kinh nhấn mạnh nhu cầu tìm kiếm sự cân bằng và đưa những mục tiêu theo đuổi của con người phù hợp với sự hài hòa.

Cho dù bạn đang tiếp cận Đạo đức kinh để tìm hiểu triết lý của Lão Tử, tìm lời khuyên thực tế hay theo nhu cầu tâm linh, thì tinh thần cân bằng là bài học xuyên suốt trong việc giúp mọi người tìm ra con đường của họ, hay gọi là Đạo.

Dưới đây là 5 câu kệ giúp hướng dẫn bạn tìm kiếm sự cân bằng đó và nó cũng đóng vai trò là nền tảng cho các khái niệm quan trọng trong Đạo đức kinh.

Chương 8: Dị tính

Trong khi âm và dương có lẽ là biểu tượng Đạo giáo được biết đến nhiều nhất, thì nước là nguyên tắc căn bản trong Đạo đức kinh. Các đặc tính của nước gói gọn tốt nhất Đạo không thể diễn tả bằng lời, và như vậy, Lão Tử dạy người ta hành động giống với nước.

Đạo đề cao sức mạnh của nước thuận theo tự nhiên

Đạo đề cao sức mạnh của nước thuận theo tự nhiên

Làm thế nào để thực hiện điều đó? Xem xét cách nước hoạt động. Như Muir lưu ý, khi thích hợp, nước có thể kiên nhẫn đọng trong ao hoặc có thể chảy thành dòng. Nước không đối đầu. Nước nhường chỗ cho mọi thứ chạm vào nó và thích ứng mọi tình huống bằng cách mang một hình dạng mới. Nước khiêm tốn, luôn chảy xuống nơi thấp nhất. Cuối cùng, nó là sức mạnh và trường tồn.

Những đặc điểm đó có vẻ giống như một lời kêu gọi trở thành một bông hoa tường vi, phục tùng người khác và không bao giờ khẳng định bản thân. Nhưng đó không phải là trường hợp đơn lẻ. Như trong chương 78viết: “Trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước; thế mà nó lại công phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng có chi hơn nó, chẳng chi thay thế được nó”.

Đá đại diện cho những người không thể lay chuyển, hay đối đầu và quá quyết đoán, và mặc dù có vẻ như chất này mạnh hơn trong hai chất, nhưng chính nước sẽ tạo ra các hẻm núi để cuối cùng tìm ra con đường của nó.

Cũng lưu ý rằng các đặc tính của nước không chỉ tập trung vào nội tại. Khiêm tốn, không đối đầu và thích nghi có thể giúp ta xây dựng quan hệ đối tác hợp tác và các mối quan hệ có ý nghĩa, và khi làm như vậy, giúp chúng ta đạt được sự cân bằng với thế giới cũng như với chính mình.

Chương 29: Vô vi

Tránh những cực đoan và thái quá chính là định nghĩa của sự cân bằng. Nếu chúng ta sống một cuộc sống ham muốn, chúng ta trở nên không lành mạnh. Nếu chế độ ăn uống của chúng ta quá nghiêm ngặt, chúng ta trở nên khổ sở. Nếu chúng ta luôn làm việc, chúng ta sẽ cạn kiệt niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Nếu chúng ta luôn lười biếng, chúng ta sẽ bỏ lỡ sự hài lòng khi làm tốt điều gì đó. Chắc chắn bạn có thể nghĩ ra nhiều ví dụ khác.

Điều này không có nghĩa là việc tìm kiếm sự cân bằng là dễ dàng hoặc ta luôn thành công. Như câu này gợi ý, đôi khi ta sẽ thấy mình nghiêng về thái cực này hay thái cực khác. Khi đó, thử thách là đừng trở nên tự kiêu hay có thái độ buông xuôi. Hãy nhớ rằng một ngày nào đó những điều khó khăn sẽ trở nên dễ dàng hơn; đồng thời con đường dễ dàng cũng không thể tiếp tục mãi mãi.

Chương 42: Đạo hóa

Mặc dù nổi bật trong văn hóa đại chúng, âm và dương chỉ được đề cập trực tiếp trong chương này. Thực ra, nó còn được ám chỉ ở những nơi khác - ví dụ Chương 28 viết: “Biết trắng, giữ đen, làm phép tắc cho thiên hạ. Làm phép tắc cho thiên hạ, không sai thường đức, trở về vô cực” - nhưng độ hiếm của âm dương không phản ánh vai trò quan trọng trong Đạo đức kinh.

“Vạn vật” (Wan wu) đôi khi được người ta dịch là “vô số sinh vật”, cụm từ này đề cập đến tất cả những sinh vật tồn tại trong vũ trụ. Từ quan điểm siêu hình của cuốn sách, tất cả chúng sinh bắt nguồn từ Đạo và được nuôi dưỡng bởi Đạo, vừa thống nhất vừa không tồn tại. Ngay cả các vị thần cũng là một phần của Đạo.

Ở đây, vấn đề là mỗi người đều có sự tương phản bên trong họ. Chúng ta trong mình có cả mặt âm và mặt dương. Mạnh mẽ và mềm yếu đều có trong ta. Mặt nghiêm túc và mặt hài hước đều trong ta. Mặt lý trí và mặt tình cảm của ta…

Để tìm sự cân bằng, ta không nên thiên lệch bên này và xem nhẹ bên kia và cũng không nên so sánh những phẩm chất này với nhau. Chúng là một phần của ta, và ta nên chấp nhận và đón nhận chúng một cách bình đẳng. Điều đó gồm cả những phẩm chất mà ta có thể thấy xấu hổ và không thể chấp nhận được. Những phẩm chất như vậy không làm cho ta trở nên đạo đức hay vô đạo đức, xứng đáng hay không xứng đáng. Chúng đơn giản chỉ là thế.

Chương này kết thúc với lời dạy: “Điều người xưa dạy, nay ta cũng dạy: Dùng bạo lực sẽ chết bất đắc kỳ tử. Đó là lời của thầy ta!” Điều đó có vẻ giống như một bài học khá khô khan cho đến khi ta nhận ra rằng bạo lực đang được đề cập là sự áp bức của phẩm chất này đối với phẩm chất khác. Cho dù sự áp bức đó là cá nhân hay xã hội, thì “Người khôn ngoan không tìm cách chiến thắng theo cách này”.

Chương 63: Tư thủy

“Vô vi” (wu wei) thoạt nghe, có vẻ giống như một lời kêu gọi triết học khác để thư giãn, lăn lộn với mọi biến cố và để thế giới trôi qua bạn. Nhưng ở đây, các dịch giả vấp phải vấn đề là vô vi không có từ tương đương đúng nghĩa trong tiếng Anh. Theo nghĩa Đạo giáo, “vô vi” không có nghĩa đen là “không hành động”. Thay vào đó, nó định nghĩa các hành động không va chạm, không can thiệp và dễ dàng.

Có nhiều cách khác nhau để nghĩ về vô vi. Trong Đạo giáo truyền thống, đó có thể là một quan điểm chính trị khôn ngoan hoặc một mong muốn thực sự không tham gia vào các vấn đề nhân sinh. Chủ nghĩa hòa bình vô chính phủ của Lev Tolstoi dường như được truyền cảm hứng từ khái niệm này, và Alan Watts xem nó đơn giản là không ép buộc mọi thứ.

Watts viết: “Vô vi là "không ép buộc", là điều chúng ta muốn nói khi đi theo nhịp, lăn theo lực đẩy, bơi theo dòng nước, giương buồm theo chiều gió, đón thủy triều khi nó tràn vào và khom lưng để chinh phục”.

Ngày nay, chúng ta có thể xem một loại vô vi là trạng thái dòng chảy. Nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi đã vạch ra 6 yếu tố chính tạo nên trạng thái dòng chảy: sự tập trung sắc bén, chánh niệm, cảm giác kiểm soát, nhận thức thay đổi về thời gian, hướng nội và không dò đoán. Nói cách khác, nó trở thành “làm mà không làm” bởi vì làm giống như trạng thái tự nhiên của bạn trong thời điểm hiện tại.

Để giúp bạn tự làm chủ, nó giúp loại bỏ những điều phức tạp gây cản trở và làm mất tập trung. Thay vào đó, hãy nâng tầm những điều nhỏ nhặt bằng cách tập trung vào điều quan trọng nhất đối với nhiệm vụ hiện tại và bạn có thể làm tốt.

Chương 81: Hiền chất

Như đã đề cập, Đạo đức kinh thừa nhận con người là sinh vật xã hội. Chúng ta có một bản năng mạnh mẽ để tập hợp và làm việc cùng nhau. Những người xung quanh ta càng làm tốt hơn, cho dù đó là gia đình, nơi làm việc hay xã hội nói chung, thì ta càng làm tốt hơn.

Như vậy, Đạo đức kinh dạy rằng người khôn ngoan không cố gắng tích trữ đồ vật, lưu giữ khoảnh khắc hay thành tích bởi vì họ nhận ra rằng những thứ này vốn không có giá trị. Chỉ trong mối quan hệ với những thứ khác, những thứ này mới có giá trị và khi ta cho hoặc chia sẻ chúng, ta sẽ lan truyền giá trị của chúng. Điều đó có thể ở dạng từ thiện, cứu trợ, chia sẻ, giúp đỡ...

Và nghiên cứu hiện đại về tâm lý học tích cực đang bắt kịp trí tuệ hàng thế kỷ của Đạo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hành vi vì xã hội giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Ngay cả những điều nhỏ nhặt như một hành động tử tế ngẫu nhiên hay bày tỏ lòng biết ơn cũng có thể làm cho người khác hạnh phúc hơn. Ngay cả khi mọi người không phải là người nhận được sự hào phóng như vậy, thì việc chứng kiến đơn giản cũng có thể là một nguồn hạnh phúc, mãn nguyện và kính nể.

Anh Tú

Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/nguoi-phuong-tay-rut-duoc-5-dieu-thiet-thuc-trong-dao-duc-kinh-cua-lao-tu-194146.html