Người Syria hồi sinh bằng hạt giống 'vua của các loài hoa hồng'

Người Syria tại thung lũng Bekaa ở Lebanon dần bước ra khỏi cảnh tù túng thiếu thốn, thậm chí là nguy hiểm ở các trại tị nạn để gây dựng cuộc sống mới với hoa hồng.

Ở Lebanon và Syria (cũng chính là vùng đất được đặt tên cho hoa hồng Damascus, loại hoa hồng được nhà văn Shakespeare, người Babylon và người Ai Cập cổ đại hết mực ca ngợi), nông dân chủ yếu trồng hoa hồng sultan – được cho là “vua của các loài hoa hồng” bởi hương thơm nồng nàn rất đặc biệt.

Ở Lebanon và Syria (cũng chính là vùng đất được đặt tên cho hoa hồng Damascus, loại hoa hồng được nhà văn Shakespeare, người Babylon và người Ai Cập cổ đại hết mực ca ngợi), nông dân chủ yếu trồng hoa hồng sultan – được cho là “vua của các loài hoa hồng” bởi hương thơm nồng nàn rất đặc biệt.

Hương thơm đặc biệt là yếu tố quan trọng nhất bởi hầu hết hoa ở đây, vốn được mang hạt giống tới từ quê nhà ở Syria, sẽ được dùng để chế biến nước hoa hồng, một sản phẩm nổi tiếng của khu vực.

Hương thơm đặc biệt là yếu tố quan trọng nhất bởi hầu hết hoa ở đây, vốn được mang hạt giống tới từ quê nhà ở Syria, sẽ được dùng để chế biến nước hoa hồng, một sản phẩm nổi tiếng của khu vực.

Nhiều hộ nông dân không tự sản xuất nước hoa hồng vì không có đủ thiết bị và chuyên môn. Họ bán cho những hộ sản xuất khác ở thung lũng Bekaa và trên bờ biển Lebanon để chưng cất.

Nhiều hộ nông dân không tự sản xuất nước hoa hồng vì không có đủ thiết bị và chuyên môn. Họ bán cho những hộ sản xuất khác ở thung lũng Bekaa và trên bờ biển Lebanon để chưng cất.

Quá trình sản xuất nước hoa hồng tới nay vẫn sử dụng kỹ thuật chưng cất được phát minh bởi Ibn Sina, một học giả y khoa từ thế kỷ XI. Loại nước thơm này được sử dụng trong rất nhiều món ăn ở Trung Đông. Người Lebanon và Syria thêm nó vào kanafeh (một món tráng miệng làm từ phô mai), bánh quy chà là và bánh baklava. Người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran thường dùng nước hoa hồng để tạo hương vị kem, còn người Ấn dùng trong món lassi.

Quá trình sản xuất nước hoa hồng tới nay vẫn sử dụng kỹ thuật chưng cất được phát minh bởi Ibn Sina, một học giả y khoa từ thế kỷ XI. Loại nước thơm này được sử dụng trong rất nhiều món ăn ở Trung Đông. Người Lebanon và Syria thêm nó vào kanafeh (một món tráng miệng làm từ phô mai), bánh quy chà là và bánh baklava. Người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran thường dùng nước hoa hồng để tạo hương vị kem, còn người Ấn dùng trong món lassi.

Bên cạnh làm đồ ngọt, nước hoa hồng còn có vai trò quan trọng trong y học dân gian, chữa các bệnh về tiêu hóa, huyết áp cao và mất ngủ. Barbara Massaad, một cây viết chuyên về ẩm thực người Lebanon, cho biết “Nước hoa hồng đã trở thành một phần trong truyền thống của chúng tôi về “mouneh” – phương pháp bảo quản thực phẩm cho mùa đông. Đây cũng là cách chúng tôi lưu giữ hương vị của mùa này”.

Bên cạnh làm đồ ngọt, nước hoa hồng còn có vai trò quan trọng trong y học dân gian, chữa các bệnh về tiêu hóa, huyết áp cao và mất ngủ. Barbara Massaad, một cây viết chuyên về ẩm thực người Lebanon, cho biết “Nước hoa hồng đã trở thành một phần trong truyền thống của chúng tôi về “mouneh” – phương pháp bảo quản thực phẩm cho mùa đông. Đây cũng là cách chúng tôi lưu giữ hương vị của mùa này”.

Dù Lebanon và Syria chia sẻ nhiều khía cạnh lịch sử và con người nhưng thái độ chống Syria vẫn rất phổ biến tại Lebanon. Các trại tị nạn thường bị đột kích, nhiều gia đình bị trục xuất, và các thành phố tự trị áp đặt lệnh giới nghiêm đối với người Syria. Ông Doha Adi, làm việc tại tổ chức Phát triển và Hỗ trợ Sawa, cho biết: “Các gia đình người Hồi giáo còn không được rời trại mà không có giấy phép, thậm chí không được đi mua nước hoặc khám bệnh”.

Dù Lebanon và Syria chia sẻ nhiều khía cạnh lịch sử và con người nhưng thái độ chống Syria vẫn rất phổ biến tại Lebanon. Các trại tị nạn thường bị đột kích, nhiều gia đình bị trục xuất, và các thành phố tự trị áp đặt lệnh giới nghiêm đối với người Syria. Ông Doha Adi, làm việc tại tổ chức Phát triển và Hỗ trợ Sawa, cho biết: “Các gia đình người Hồi giáo còn không được rời trại mà không có giấy phép, thậm chí không được đi mua nước hoặc khám bệnh”.

Sau nhiều năm mở cửa cho người tị nạn Syria, Lebanon phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế và tệ hơn nữa, Ngoại trưởng Lebanon Gebran Bassil gần đây đã đưa ra những tuyên bố chống người tị nạn trên Twitter và trong các bài phát biểu của mình. Người Lebanon dường như đang đổ lỗi cho dân tị nạn về những vấn đề của đất nước mình, ngay cả khi trên thực tế, họ không liên quan gì cả.

Sau nhiều năm mở cửa cho người tị nạn Syria, Lebanon phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế và tệ hơn nữa, Ngoại trưởng Lebanon Gebran Bassil gần đây đã đưa ra những tuyên bố chống người tị nạn trên Twitter và trong các bài phát biểu của mình. Người Lebanon dường như đang đổ lỗi cho dân tị nạn về những vấn đề của đất nước mình, ngay cả khi trên thực tế, họ không liên quan gì cả.

Trồng hoa hồng thuộc một trong ba lĩnh vực kinh tế duy nhất cho phép người Syria hoạt động hợp pháp tại Lebanon là nông nghiệp, xây dựng và quản lý chất thải. Đất trồng hoa phải trả tiền thuê hàng tháng. Hạt giống hoa là từ Syria của họ mang theo khi đến Lebanon. Vượt qua nhiều khó khăn và kì thị, những người tị nạn Syria đang xây dựng lại và ổn định cuộc sống của mình cũng như góp phần bảo vệ tự nhiên và sự đa dạng sinh học của khu vực.

Trồng hoa hồng thuộc một trong ba lĩnh vực kinh tế duy nhất cho phép người Syria hoạt động hợp pháp tại Lebanon là nông nghiệp, xây dựng và quản lý chất thải. Đất trồng hoa phải trả tiền thuê hàng tháng. Hạt giống hoa là từ Syria của họ mang theo khi đến Lebanon. Vượt qua nhiều khó khăn và kì thị, những người tị nạn Syria đang xây dựng lại và ổn định cuộc sống của mình cũng như góp phần bảo vệ tự nhiên và sự đa dạng sinh học của khu vực.

Khánh Linh
Ảnh: Guardian

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nguoi-syria-hoi-sinh-bang-hat-giong-vua-cua-cac-loai-hoa-hong-post967340.html